Danh mục

Dạy - học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Chương trình ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Dạy - học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Chương trình ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề trình bày việc tổ chức dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở chương trình ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy - học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Chương trình ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề DẠY - HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG NÊU VẤN ĐỀ HÀ THỊ SAO - TRẦN HỮU PHONG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạy học hiện đại, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay; có khả năng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng, phương pháp mới. Trong dạy học Ngữ văn ở phổ thông nếu tổ chức dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề thì chất lượng dạy và học sẽ đạt hiệu quả cao hơn, học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt hơn, phù hợp với những “năng lực người” mà thời hiện đại cần. Từ khóa: dạy - học, phong cách ngôn ngữ, văn 10.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, việc chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năngxử lý tình huống và phát triển năng lực giao tiếp trong thực tiễn cuộc sống cho học sinh là mộttrong những mục tiêu dạy học được ưu tiên hàng đầu ở nhà trường phổ thông. Trong chươngtrình Ngữ văn 10, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là một nội dung dạy học có khả năng tác độngtrực tiếp đến việc phát triển tư duy ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của học sinh, đặc biệt là giaotiếp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế dạy và học các nội dung kiến thức về phongcách ngôn ngữ sinh hoạt chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, học sinh không lấy hứng thúvới kiến thức bài học, do vậy hiệu quả đạt được của tiết học còn hạn chế, hoạt động giao tiếp củahọc sinh còn tồn tại nhiều vấn đề đáng báo động. Như vậy, việc tổ chức dạy và học theo hướngnêu vấn đề trong các giờ học phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở chương trình Ngữ văn 10 là mộtvấn đề cần thiết, giúp học sinh hứng thú hơn với bài học, rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt, pháttriển năng lực giải quyết vấn đề linh hoạt, đó chính là “nhân tố làm nên thành công cho conngười hiện đại” [4, tr. 5].2. TỔ CHỨC DẠY - HỌC BÀI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG NÊU VẤN ĐỀ2.1. Dạy học theo hướng nêu vấn đề Dạy học theo hướng nêu vấn đề được xem là một cách tiếp cận nhằm đổi mới PPDH - làcon đường nhận thức mới mẻ, sáng tạo, thể hiện sự thống nhất hoạt động giữa thầy và trò để giảiquyết các tình huống có vấn đề trong học tập. Trong đó, giáo viên là người định hướng, học sinhhợp tác với nhau giải quyết vấn đề để hình thành tri thức, kỹ năng, phương pháp mới. Nét bản chất của tiến trình dạy học nêu vấn đề là đặt học sinh trước những vấn đề học tậpcó chứa mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái cần tìm” của tình huống có vấn đề, kích thíchđược nhu cầu nhận thức của người học, khơi gợi ở người học khả năng tư duy độc lập, sáng tạotrong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới. Trong quá trình dạy - học theo hướng nêu vấn đề, đòi hỏi người giáo viên phải linh động,sáng tạo để chỉ đạo và định hướng các hoạt động nhận thức của học sinh. Vai trò thể hiện củagiáo viên: định hướng phát triển tư duy độc lập cho học sinh; lựa chọn tình huống vấn đề đảmbảo tính vừa sức với học sinh; xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để phát huy tính tích cực chủđộng của học sinh; tổ chức cho học sinh hoạt động thảo luận theo nhóm trên lớp… Sự đổi mớicác hoạt động dạy học theo hướng nêu vấn đề đòi hỏi ở người giáo viên một sự đầu tư nhất định. 67TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Học sinh tiếp thu tri thức mới bằng con đường tự nhận thức, tư duy: Dưới sự định hướng,gợi mở của giáo viên học sinh tự tìm kiếm thông tin để giải quyết tình huống có vấn đề và tựmình rút ra kết luận để hoàn thiện tri thức mới của bài học; giáo viên hệ thống lại toàn bộ nộidung vấn đề để làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh nhận thức của bản thân gópphần phát huy tính chủ động trong tư duy, linh hoạt trong hành động, sáng tạo trong năng lực tựhọc của học sinh. Như vậy, dạy học nêu vấn đề trong học tập “không dựa trên nguyên tắc truyền đạt cho họcsinh tri thức có sẵn, những kết luận khoa học có sẵn mà dựa trên nguyên tắc hoạt động nhận thức- học tập tìm tòi” [6, tr. 19]. Giáo viên đặt người học vào vị trí người khám phá tri thức bài học,tri thức ngôn ngữ của dân tộc để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới.2.2. Cách tổ chức dạy - học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề2.2.1. Các hoạt động dạy học bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở Ngữ văn 10 theo hướng nêu vấn đề Mục tiêu dạy học “Bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” ở Ngữ văn 10 là: HS tự hìnhthành được các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ...

Tài liệu được xem nhiều: