Danh mục

Dạy học các kiến thức về sự quay đồng bộ và quay không đồng bộ Vật lí lớp 12 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.99 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự quay đồng bộ và không đồng bộ là một ứng dụng kĩ thuật rất quan trọng trong đời sống, tuy nhiên lại có nhiều khái niệm trừu tượng, học sinh khó nhớ, khó vận dụng nên khả năng diễn đạt của học sinh còn yếu và lúng túng khi trình bày kiến thức. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo các kiến thức này nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh có khá nhiều thuận lợi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học các kiến thức về sự quay đồng bộ và quay không đồng bộ Vật lí lớp 12 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạoJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0182Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 256-263This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC VỀ SỰ QUAY ĐỒNG BỘ VÀ QUAY KHÔNG ĐỒNG BỘ VẬT LÍ LỚP 12 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Nguyễn Quốc Huy1 , Bùi Văn Thiện2 1 Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Trung học Phổ thông Chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình Tóm tắt. Sự quay đồng bộ và không đồng bộ là một ứng dụng kĩ thuật rất quan trọng trong đời sống, tuy nhiên lại có nhiều khái niệm trừu tượng, học sinh khó nhớ, khó vận dụng nên khả năng diễn đạt của học sinh còn yếu và lúng túng khi trình bày kiến thức. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo các kiến thức này nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức cho học sinh có khá nhiều thuận lợi. Từ khóa: Sự quay đồng bộ, sự quay không đồng bộ, dạy học các kiến thức về sự quay đồng bộ và không đồng bộ.1. Mở đầu Những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã không ngừng đổi mới, cải cách chươngtrình và sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo về cả nội dung và phương pháp nhằm bồi dưỡng tưduy sáng tạo và nâng cao tính tích cực, tự chủ tìm tòi xây dựng và chiếm lĩnh tri thức cho học sinh(HS). Việc dạy học bộ môn vật lí ở trường trung học phổ thông (THPT) cũng được quan tâm đổimới. Giáo viên (GV) được trang bị các thiết bị thí nghiệm (TBTN), được hướng dẫn các phương ántiến hành thí nghiệm (TN), được bồi dưỡng cách dạy học theo chương trình SGK mới. Tuy nhiên,việc dạy học vật lí ở trường THPT vẫn chưa được như mong muốn, tình trạng phổ biến của việcdạy và học là GV thuyết trình, thông báo, và hầu như không làm TN, HS tiếp thu một cách thụđộng, dạy học vẫn theo kiểu truyền thụ một chiều, không tổ chức hoạt động nhóm [1], nhất là cáchoạt động trải nghiệm sáng tạo. Theo chương trình mới thì ngoài giờ học nội khóa còn có giờ học tự chọn, giờ ngoại khóanhằm bám sát chương trình nâng cao kiến thức, kĩ năng. Do vậy, ngoài việc hướng dẫn HS luyệngiải bài tập vật lí, GV có thể hướng dẫn HS thiết kế chế tạo và tiến hành một số TN để thay đổikhông khí học tập. Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc gây hứng thú học tập cho HS, vì trongdạy học vật lí, hoạt động thực nghiệm của HS đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tíchcực, tự lực, và phát triển năng lực sáng tạo [2]. Sự quay đồng bộ và quay không đồng bộ (SQĐB & QKĐB) là một ứng dụng kĩ thuật rấtquan trọng trong đời sống [3], tuy nhiên lại có nhiều khái niệm trừu tượng, HS khó hình dung vềNgày nhận bài: 10/07/2016. Ngày nhận đăng: 08/09/2016.Liên hệ: Nguyễn Quốc Huy, e-mail: huy_vldhsphn@yahoo.com.vn.256 Dạy học các kiến thức về “sự quay đồng bộ và quay không đồng bộ”...hiện tượng, khó vận dụng nên khả năng diễn đạt của HS còn yếu và lúng túng khi trình bày kiếnthức trong điều kiện thời gian hạn chế. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo các kiếnthức này nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức cho HSlà rất cần thiết. Xem xét tình hình chung về TBTN minh họa SQĐB & QKĐB để tìm hiểu nhữngkhó khăn, nhằm đề ra cách khắc phục, chúng tôi thấy có những vấn đề như sau: * Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Một số hãng thiết bị dạy học của Mĩ, Đức, TrungQuốc... đã giới thiệu trên thị trường một số TBTN minh họa SQĐB & QKĐB. Đặc điểm chungcủa các thiết bị này là bền, đẹp nhưng khá cồng kềnh, đắt tiền. Chính vì vậy, các TBTN này chỉđược dùng làm TN biểu diễn của GV, không tạo điều kiện cho HS được trực tiếp sử dụng tronggiai đoạn học tập trên lớp để chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, các TBTN này chưa thực sự phù hợp vớiviệc dạy học các kiến thức về sự SQĐB & QKĐB theo hướng phát triển hoạt động của HS. Ngoàira, các TBTN này thường mang tính đơn lẻ và thực hiện được ít phương án TN [4]. * Tình hình nghiên cứu trong nước: Theo danh mục TBTN của Bộ giáo dục cấp cho cáctrường THPT không có TBTN minh họa SQĐB & QKĐB [5]. Từ những phân tích trên, đặt ra yêucầu nghiên cứu xây dựng các TBTN mới dùng trong dạy học các kiến thức về SQĐB & QKĐBnhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học ở nước ta.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí,tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.Nội dung tập trung chủ yếu vào: Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng,đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ v ...

Tài liệu được xem nhiều: