Danh mục

Vài điểm bất cập trong bài 'từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội' (sách giáo khoa Ngữ văn 8 hiện hành)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.62 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học Từ ngữ địa phương và Biệt ngữ xã hội (SGK Ngữ văn 8) đặt mục tiêu học sinh đạt được kết quả “sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, nhận biết được biệt ngữ xã hội dựa trên cơ sở biết rõ đó là từ vựng của các tầng lớp xã hội, từ đó tránh lạm dụng các lớp từ này”. Bài viết này chỉ rõ chính điều này đã gây trở ngại cho việc dạy và học bài học đáp ứng mục đích đề ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài điểm bất cập trong bài “từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” (sách giáo khoa Ngữ văn 8 hiện hành)144 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI VÀI ĐIỂM BẤT CẬP TRONG BÀI “TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI” (SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 8 HIỆN HÀNH) Nguyễn Thị Hương Lan Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài học Từ ngữ địa phương và Biệt ngữ xã hội (SGK Ngữ văn 8) đặt mục tiêu học sinh đạt được kết quả “sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, nhận biết được biệt ngữ xã hội dựa trên cơ sở biết rõ đó là từ vựng của các tầng lớp xã hội, từ đó tránh lạm dụng các lớp từ này”. Muốn vậy thì điều quan trọng trước hết là phải biết rõ các “tình huống giao tiếp” cũng như nhận rõ các “tầng lớp xã hội nhất định”. Đáng tiếc bài học dù đã đề cập đến các khái niệm đó nhưng lại không có giới thuyết ở mức cần thiết. Bài viết này chỉ rõ chính điều này đã gây trở ngại cho việc dạy và học bài học đáp ứng mục đích đề ra. Từ khóa: bất cập, tình huống giao tiếp, tầng lớp xã hội, bài học, sách giáo khoa Nhận bài ngày 22.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019. Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hương Lan; Email: nthlan@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bài Từ ngữ địa phương và Biệt ngữ xã hội trong SGK Ngữ văn 8 [1] trình bày theocách trước tiên liệt kê ngữ liệu, tiếp đó phát vấn, hướng dẫn tiếp cận - phân tích ngữ liệunhắm tới việc đi đến đúc kết kiến thức, rút ra bài học (để trong các khung Ghi nhớ). Bàihọc bố cục sáng sủa, gọn ghẽ, tạo cảm giác dễ dạy, dễ học. Những cũng chính vì cách trìnhbày đó mà người dạy, người học sẽ vấp phải không ít vấn đề mà nếu không có giải đáp rõràng thì khó lòng để có thể dạy tốt học tốt. Các vấn đề này chủ yếu nằm ở việc xác định,giới thuyết rõ ràng khái niệm - thuật ngữ cùng nội hàm, phạm vi của nó. Mục tiêu của bàihọc là giúp học sinh: “sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tìnhhuống giao tiếp, nhận biết được biệt ngữ xã hội dựa trên cơ sở biết rõ đó là từ vựng củacác tầng lớp xã hội, từ đó tránh lạm dụng các lớp từ này”, song trên thực tế, ngoài các kháiniệm chính yếu là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, các khái niệm, thuật ngữ, cụm từ bổtrợ, nằm trong văn cảnh và quan trọng không kém khác như tình huống giao tiếp, các tầnglớp xã hội… lại không được giải thích. Do đó, việc nắm bắt và vận dụng của học sinh làkhông hiệu quả.TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 34/2019 1452. NỘI DUNG2.1. Về cụm từ tình huống giao tiếp Cụm từ này xuất hiện ngay từ đầu bài học, trong khung Kết quả cần đạt: Kết quả cần đạt Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội. Có ý thức sử dụng từngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các lớptừ này [1, tr.56]. Nó được nhắc lại ở khung Ghi nhớ cuối bài: Ghi nhớ Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giaotiếp [1, tr.58]. Chúng ta biết thực tế là hầu hết học sinh đều sống tại địa phương của mình, nói tiếngđịa phương quê hương. Với các em, cuộc sống ở nhà, đến trường, hòa mình vào sinh hoạtcộng đồng đồng nghĩa với việc nói tiếng vùng miền mình (thấu hiểu điều đó cũng là đểthấu hiểu được câu “từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địaphương nhất định” trong khung Ghi nhớ thứ nhất SGK). Việc sử dụng từ ngữ địa phương,vùng miền, gắn với tâm lí, phong tục tập quán hay thói quen là tự nhiên, đương nhiên; dovậy, không nhất thiết phải ghi chú hay nhấn mạnh. Điều đáng nói, đáng nhấn mạnh, làm rõở đây chính là cụm từ “tình huống giao tiếp”, nghĩa là văn cảnh, tình huống sử dụng từ ngữđịa phương đó. Việc ở đâu đó gọi cái “gầu” múc nước là cái “đài”; cái “thìa” là cái“muôi”… không quan trọng bằng khi nào và giao tiếp với ai thì sử dụng từ ngữ địa phươnglà phù hợp, là đúng, là văn hóa. Trước đây các cụ ta thường phê phán thói bắt chước, nhạingôn ngữ, tiếng nói của một cộng đồng, vùng miền nào đó, “chém cha không bằng phatiếng”, cũng là ít nhiều phản ánh cái nét nghĩa tình huống giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ này.Trong bài học, không thấy cắt nghĩa, giải thích cụm từ “tình huống giao tiếp”, chỉ đề cậpđến cái việc hiển nhiên là thế. Mà ngôn ngữ là lớp vỏ vật chất của văn hóa, của tư duy; sửdụng từ ngữ phù hợp văn cảnh (tình huống), đối tượng giao tiếp biểu hiện năng lực, phôngvăn hóa của người sử dụng. Do vậy, các giáo viên hẳn phải dự phòng trước các câu hỏikhông thể trốn lời giải đáp - kiểu “tình huống giao tiếp” là gì? Làm thế nào để phân loạiđược tình huống giao tiếp để từ đó sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cho phùhợp?”. Những giáo viên không có điều kiện soạn bài kĩ và mạnh dạn xem từ “trường hợp”là từ đ ...

Tài liệu được xem nhiều: