Danh mục

Dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 302.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo "Dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay" trình bày khái quát về phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học, thực trạng dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học các môn lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học các môn Lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nayKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY Nguyễn Quang Thuận Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tác giả liên hệ: Nguyễn Quang Thuận, email: nguyenquangthuan@hpu2.edu.vn Tóm tắt: Các môn lý luận chính trị được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học hiện nay có vai trò quan trọng trong việc trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, xây dựng ý thức công dân, năng lực làm chủ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cho sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học các môn học này là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu dạy học và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Báo cáo trình bày khái quát về phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học, thực trạng dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học các môn lý luận chính trị theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Từ khóa: dạy học; lý luận chính trị; năng lực; phát triển năng lực; năng lực giải quyết vấn đề.1. MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta hiệnnay, việc định hướng đổi mới theo hướng chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếutrang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực (NL) và phẩm chất người họcđã được coi là sự thay đổi về chất của các chương trình giáo dục, đào tạo ở tất cảcác cấp học. Các môn lý luận chính trị (LLCT) được giảng dạy trong các trường đại học cóvai trò quan trọng trong việc trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phương phápluận khoa học, xây dựng ý thức công dân, NL làm chủ trong các hoạt động kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội cho sinh viên (SV). Trước những yêu cầu về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), việc giảng dạy các môn học này cũngđặt ra yêu cầu giảng viên (GV) cần phải định hướng hình thành, phát triển cho SV 541TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGnhững NL cốt lõi. Trong đó, năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) là một NL tiêubiểu cần phải định hướng hình thành, phát triển ở SV nhằm giúp cho SV có thểnhận diện và giải quyết được hiệu quả các vấn đề liên quan đến các môn LLCT nảysinh trong cuộc sống, trong quá trình học tập và công tác sau này.2. NỘI DUNG2.1. Khái quát về phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học * Khái niệm năng lực Khái niệm NL theo thuật ngữ Compentency có nguồn gốc từ tiếng Latinh là“Competentia”. NL là một phạm trù được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sốngxã hội. Đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về NL như: NL là sự thành thạo,khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc; NL bao gồm kiến thức, kĩnăng, quan điểm, thái độ mà cá nhân có để hành động thành công các nhiệm vụ cụthể; NL là khả năng giải quyết các vấn đề, các tình huống và sự sẵn sàng giải quyếtcác vấn đề, các tình huống. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, NL được địnhnghĩa “là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quátrình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩnăng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiệnthành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điềukiện cụ thể” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, 37). * Dạy học theo định hướng phát triển NL Các nghiên cứu về xu hướng phát triển giáo dục của các nước trên thế giới chothấy có ba cách tiếp cận chương trình giáo dục cơ bản (chương trình tiếp cận nộidung/kiến thức, chương trình tiếp cận kết quả đầu ra và chương trình tiếp cận NL)gắn với 3 cách tiếp cận dạy học: dạy học theo định hướng nội dung, dạy học theođịnh hướng kết quả đầu ra và dạy học theo định hướng phát triển NL. Dạy học theo định hướng phát triển NLHS (DH định hướng NL) xuất hiện đầutiên ở Mĩ. Dạy học định hướng NL được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thếkỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế nhằm mục tiêu pháttriển NL của người học. Theo tác giả Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier, dạy học theo định hướng NLnhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàndiện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri thức trong những tìnhhuống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết vấn đề các tình huốngcủa cuộc sống và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: