Thông tin tài liệu:
Phần 2: Xây dựng tình huống có vấn đề Phần 1: Bản chất của dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề 1. Định nghĩa Hiện nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất. Dưới đây là một số định nghĩa đáng được chú ý. a. Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi có mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức được học sinh chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới. Trong đó,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề Dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề Phần 2: Xây dựng tình huống có vấn đề Phần 1: Bản chất của dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề1. Định nghĩa Hiện nay chưa có một định nghĩa hoàn toàn thống nhất. Dưới đâylà một số định nghĩa đáng được chú ý. a. Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi có mâu thuẫn kháchquan của bài toán nhận thức được học sinh chấp nhận như một vấn đềhọc tập mà họ cần có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được trithức mới. Trong đó, vấn đề học tập là những tình huống về lí thuyết haythực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái (kiến thức, kĩnăng, kĩ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫn này đòi hỏi phảiđược giải quyết . b. Tình huống có vấn đề, đó là trở ngại về trí tuệ của con người,xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng sự kiện, quátrình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hànhđộng quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giảithích hay hành động mới. Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạtđộng nhận thức sáng tạo, có hiệu quả. Nó qui định sự khởi đầu của tưduy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu ra và giảiquyết các vấn đề . c. Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí độc đáo của người gặpchướng ngại nhận thức, xuất hiện mâu thuẫn nội tâm, có nhu cầu giảiquyết mâu thuẫn đó, không phải bằng tái hiện hay bắt bước mà bằng tìmtòi sáng tạo tích cực đầy hưng phấn, và khi tới đích thì lĩnh hội đượckiến thức, phương pháp giành kiến thức và cả niềm vui sướng của pháthiện. d. Như vậy có thể coi tình huống có vấn đề trong dạy học là trạngthái tâm lí đặc biệt của học sinh khi họ gặp mâu thuẫn khách quan củabài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận vàcó nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tòi, tích cực,sáng tạo, kết quả là họ nắm được cả kiến thức và phương pháp giànhkiến thức.2. Các yếu tố của tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề chỉ xuất hiện và tồn tại trong ý thức ngườihọc sinh chừng nào đang diễn ra sự chuyển hóa của mâu thuẫn kháchquan bên ngoài của bài toán nhận thức thành mâu thuẫn chủ quan bêntrong của học sinh. Yếu tố chủ yếu của tình huống có vấn đề là điềuchưa biết, là điều phải được khám phá ra để hoàn thành đúng nhiệm vụđặt ra. Điều chưa biết trong tình huống có vấn đề luôn được đặc trưngbởi một sự khái quát hóa ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, điều chưa biếtđó không được quá khó hoặc quá dễ đối với học sinh. Như vậy có thể nêu ra ba yếu tố sau đây của một tình huống cóvấn đề, đó cũng là ba điều kiện của một tình huống có vấn đề trong dạyhọc: a. Có mâu thuẫn nhận thức, có điều chưa biết cần tìm. Có mâuthuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể làmối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm. Điều chưa biết có thể là mốiliên hệ chưa biết, hoặc cách thức hay điều kiện hành động. Đó chính làkiến thức mới sẽ được khám phá ra trong tình huống có vấn đề. b. Gây ra nhu cầu muốn biết kiến thức mới. Thế năng tâm lí củanhu cầu nhận thức là động lực khởi động hoạt động nhận thức của họcsinh; nó sẽ góp phần làm cho học sinh đầy hưng phấn tìm tòi phát hiện,sáng tạo giải quyết nhiệm vụ nhận thức đặt ra. c. Phù hợp với khả năng của học sinh trong việc phân tích cácđiều kiện của nhiệm vụ đặt ra và trong việc đi tìm điều chưa biết, nghĩalà trong việc phát hiện kiến thức mới. Tình huống có vấn đề nên bắt đầutừ cái quen thuộc, bình thường, đã biết (từ vốn kiến thức cũ của họcsinh, từ những hiện tượng thực tế…) mà đi đến cái bất thường (kiến thứcmới) một cách bất ngờ nhưng logic.3. Cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học Hóa học Sự nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy có nhiều loại tìnhhuống có vấn đề và nhiều cách tạo ra (làm xuất hiện) các tình huống cóvấn đề trong dạy học. Cần nêu ra nguyên tắc chung làm xuất hiện tình huống có vấn đềtrong dạy học, sau đó sẽ phân loại các cách tạo tình huống có vấn đềtrong dạy học. Nguyên tắc chung: Dựa vào sự không phù hợp giữa kiến thức đãcó của học sinh với yêu cầu đặt ra cho họ khi giải quyết nhiệm vụ mới. Theo nguyên tắc chung này, có thể nêu ra ba cách tạo ra các tìnhhuống có vấn đề, đó cũng là ba kiểu tình huống có vấn đề cơ bản trongdạy học Hóa học (1).a. Cách thứ nhất: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi kiến thức học sinh đã cókhông phù hợp (không đáp ứng được) với đòi hỏi của nhiệm vụ học tậphoặc với thực nghiệm. Ở đây sẽ xuất hiện tình huống không phù hợp (cũng là tình huốngkhủng hoảng, bế tắc) hoặc tình huống bất ngờ (cũng là tình huống ngạcnhiên). Có thể alogrit hóa quá trình tạo tình huống có vấn đề theo cáchnày thành ba bước như sau: Bước 1: Tái hiện kiến thức cũ có liên quan bằng cách cho học sinhnêu lại một kết luận, một ...