Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi trường trong môn học 'Phương pháp dạy học Hóa học phổ thông'
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 988.54 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học (PPDH) dựa trên những dự án có liên quan đến các vấn đề thực tế cuộc sống. DHDA tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục môi trường - một nội dung không kém phần quan trọng trong nhà trường. Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc thiết kế và ví dụ dự án dạy học môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông” có tích hợp giáo dục môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi trường trong môn học “Phương pháp dạy học Hóa học phổ thông” DẠY HỌC DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG” PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY Trường Ðại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học (PPDH) dựa trên những dự án có liên quan đến các vấn đề thực tế cuộc sống. DHDA tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục môi trường - một nội dung không kém phần quan trọng trong nhà trường. Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc thiết kế và ví dụ dự án dạy học môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông” có tích hợp giáo dục môi trường. Từ khóa: Dạy học dự án, giáo dục môi trường, phương pháp dạy học hóa học phổ thông 1. GIỚI THIỆU Giáo dục môi trường là giáo dục cho thế hệ trẻ cũng như người lớn để họ có hiểu biết, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” [1], [3]. DHDA là PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể… Cốt lõi của phương pháp DHDA là xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ tình huống thực tiễn có vấn đề. Môn học Phương pháp dạy học hóa học phổ thông là một môn học quan trọng trong chương trình đào đạo giáo viên hóa học phổ thông. Mục đích của môn học là [4]: - Giúp sinh viên (SV) biết và hiểu rõ nội dung và cấu trúc chương trình hóa học phổ thông. Từ đó, SV có một cách nhìn bao quát toàn bộ chương trình, thấy được sự liên quan giữa các nội dung, các chương, các bài trước khi tìm hiểu các dạng bài cụ thể. - Giúp SV hiểu và biết cách vận dụng hợp lí các nguyên tắc cơ bản và các PPDH được sử dụng trong các dạng bài lên lớp. - Hướng dẫn SV biết cách chọn lọc các kiến thức chuyên ngành phù hợp để giảng dạy các nội dung khó trong chương trình hóa học phổ thông ở mức độ cơ bản và nâng cao. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 31-38 32 PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY - Cung cấp một số kiến thức cơ bản ban đầu, tạo điều kiện cho SV vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào tập giảng, chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm đợt 1 tại các trường phổ thông trước mắt cũng như việc dạy học ở trường THPT sau khi tốt nghiệp. Với mục đích như trên, nội dung của môn học bao gồm phần tìm hiểu nội dung và cấu trúc chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông và các chương, mục liên quan đến việc tổ chức, giảng dạy các loại bài về thuyết, định luật, các chất và nguyên tố hóa học, các bài về hữu cơ, sản xuất hóa học [2]… Các nội dung này liên quan đến thực tế dạy học của SV sư phạm và ít nhiều liên quan đến vấn đề môi trường nên rất dễ dàng tích hợp giáo dục môi trường bằng phương pháp DHDA. 2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG DHDA rất phù hợp để tích hợp giáo dục môi trường - một lĩnh vực giáo dục liên ngành mang tính thực tế. Nội dung giáo dục môi trường cần được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể. Tích hợp giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy theo phương pháp DHDA cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Lựa chọn nội dung bài học liên quan đến vấn đề môi trường để xây dựng dự án. SV thực hiện dự án để tìm hiểu kiến thức bài học thì đồng thời cũng được giáo dục về môi trường. Nhất thiết không được làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục môi trường. - Xác định mục tiêu dự án cần chú ý khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, không nên quá chú trọng làm mất tính trọng tâm của kiến thức bài học. - Khi xây dựng ý tưởng dự án nên yêu cầu người học liên hệ với các vấn đề môi trường thực tế ở địa phương hoặc nơi SV ở, học tập, làm việc. - Thiết kế các tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án cần có mục đánh giá về ý nghĩa giáo dục môi trường của dự án. 3. THIẾT KẾ DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG” TẠI TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM Dự án “Nguyên tố, chất hóa học và sự sống con người” Nguyên tố, chất hóa học là những thành phần không thể thiếu trong sự sống của con người. Những bài dạy về nguyên tố và chất hóa học luôn gắn liền với môi trường và thực tiễn cuộc sống xung quanh ta. Do đó, thật hợp lý và thuận lợi khi giảng viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khi dạy học chương Phương pháp giảng dạy về nguyên tố và các chất hóa học, đồng thời hướng dẫn cho SV biết cách sử dụng DHDA có tích hợp giáo dục môi trường. 3.1. Ý tưởng dự án Hưởng ứn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi trường trong môn học “Phương pháp dạy học Hóa học phổ thông” DẠY HỌC DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG” PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY Trường Ðại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Dạy học dự án (DHDA) là phương pháp dạy học (PPDH) dựa trên những dự án có liên quan đến các vấn đề thực tế cuộc sống. DHDA tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục môi trường - một nội dung không kém phần quan trọng trong nhà trường. Bài báo này giới thiệu các nguyên tắc thiết kế và ví dụ dự án dạy học môn học “Phương pháp dạy học hóa học phổ thông” có tích hợp giáo dục môi trường. Từ khóa: Dạy học dự án, giáo dục môi trường, phương pháp dạy học hóa học phổ thông 1. GIỚI THIỆU Giáo dục môi trường là giáo dục cho thế hệ trẻ cũng như người lớn để họ có hiểu biết, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” [1], [3]. DHDA là PPDH trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể… Cốt lõi của phương pháp DHDA là xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ tình huống thực tiễn có vấn đề. Môn học Phương pháp dạy học hóa học phổ thông là một môn học quan trọng trong chương trình đào đạo giáo viên hóa học phổ thông. Mục đích của môn học là [4]: - Giúp sinh viên (SV) biết và hiểu rõ nội dung và cấu trúc chương trình hóa học phổ thông. Từ đó, SV có một cách nhìn bao quát toàn bộ chương trình, thấy được sự liên quan giữa các nội dung, các chương, các bài trước khi tìm hiểu các dạng bài cụ thể. - Giúp SV hiểu và biết cách vận dụng hợp lí các nguyên tắc cơ bản và các PPDH được sử dụng trong các dạng bài lên lớp. - Hướng dẫn SV biết cách chọn lọc các kiến thức chuyên ngành phù hợp để giảng dạy các nội dung khó trong chương trình hóa học phổ thông ở mức độ cơ bản và nâng cao. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 31-38 32 PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY - Cung cấp một số kiến thức cơ bản ban đầu, tạo điều kiện cho SV vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm vào tập giảng, chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm đợt 1 tại các trường phổ thông trước mắt cũng như việc dạy học ở trường THPT sau khi tốt nghiệp. Với mục đích như trên, nội dung của môn học bao gồm phần tìm hiểu nội dung và cấu trúc chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông và các chương, mục liên quan đến việc tổ chức, giảng dạy các loại bài về thuyết, định luật, các chất và nguyên tố hóa học, các bài về hữu cơ, sản xuất hóa học [2]… Các nội dung này liên quan đến thực tế dạy học của SV sư phạm và ít nhiều liên quan đến vấn đề môi trường nên rất dễ dàng tích hợp giáo dục môi trường bằng phương pháp DHDA. 2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG DHDA rất phù hợp để tích hợp giáo dục môi trường - một lĩnh vực giáo dục liên ngành mang tính thực tế. Nội dung giáo dục môi trường cần được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể. Tích hợp giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy theo phương pháp DHDA cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Lựa chọn nội dung bài học liên quan đến vấn đề môi trường để xây dựng dự án. SV thực hiện dự án để tìm hiểu kiến thức bài học thì đồng thời cũng được giáo dục về môi trường. Nhất thiết không được làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục môi trường. - Xác định mục tiêu dự án cần chú ý khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, không nên quá chú trọng làm mất tính trọng tâm của kiến thức bài học. - Khi xây dựng ý tưởng dự án nên yêu cầu người học liên hệ với các vấn đề môi trường thực tế ở địa phương hoặc nơi SV ở, học tập, làm việc. - Thiết kế các tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án cần có mục đánh giá về ý nghĩa giáo dục môi trường của dự án. 3. THIẾT KẾ DỰ ÁN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG” TẠI TRƯỜNG ĐHSP TP.HCM Dự án “Nguyên tố, chất hóa học và sự sống con người” Nguyên tố, chất hóa học là những thành phần không thể thiếu trong sự sống của con người. Những bài dạy về nguyên tố và chất hóa học luôn gắn liền với môi trường và thực tiễn cuộc sống xung quanh ta. Do đó, thật hợp lý và thuận lợi khi giảng viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường khi dạy học chương Phương pháp giảng dạy về nguyên tố và các chất hóa học, đồng thời hướng dẫn cho SV biết cách sử dụng DHDA có tích hợp giáo dục môi trường. 3.1. Ý tưởng dự án Hưởng ứn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học dự án Giáo dục môi trường Phương pháp dạy học hóa học phổ thông Nguyên tắc thiết kế môn học Dự án dạy họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Thiết kế website hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo phương pháp dạy học dự án
12 trang 202 0 0 -
122 trang 74 0 0
-
Vận dụng phương pháp 'dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ' vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
11 trang 66 0 0 -
Giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5 bằng phương pháp dạy học theo dự án
14 trang 41 0 0 -
Sổ tay ABC về tổ chức các hoạt động và dự án bảo vệ môi trường
0 trang 35 0 0 -
Bài giảng Dạy học dự án - GV. Tạ Quang Thịnh
51 trang 28 0 0 -
Giáo trình Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn về tự nhiên và xã hội: Phần 2
106 trang 28 0 0 -
Dạy học tích hợp và Dạy học phân hóa môn Ngữ văn bậc THPT qua dự án
3 trang 24 1 0 -
Sổ tay thực hành Đồng quản lý nghề cá: Phần 2
129 trang 23 0 0 -
Những điều kiện cơ bản đề thực hiện thành công giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam
13 trang 23 0 0