Danh mục

Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6

Số trang: 50      Loại file: pdf      Dung lượng: 616.62 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). (M.R. Lơvôp – Cẩm nang dạy học tiếng Nga (tiếng Nga) - Kĩ năng đọc trong “Chuẩn trình độ của học sinh Tiểu học”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy học tiếng việt ở tiểu học - Phần 6 Chủ đề 5 Phương pháp dạy học tập đọcHoạt động 1. Phân tích vai trò, nhiệm vụ dạy học Tập đọc Thông tin cơ bản - Đọc là gì? Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). (M.R. Lơvôp – Cẩm nang dạy học tiếng Nga (tiếng Nga) - Kĩ năng đọc trong “Chuẩn trình độ của học sinh Tiểu học”. Nhiệm vụ của hoạt động 1 - Đọc tài liệu để làm rõ “Đọc là gì ?” và vai trò của đọc. - (Thảo luận nhóm) Xác định và phân tích nhiệm vụ của dạy học Tập đọc. Đánh giá hoạt động 1 1. Trình bày khái niệm đọc và nêu sự cần thiết của việc dạy học Tập đọc ở Tiểu học. 2. Nêu những nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở Tiểu học và phân tích nhiệm vụ thể hiện rõ đặc trưng của dạy học Tập đọc. 3. Giải thích thế nào là “đọc đúng”, “đọc nhanh”, “đọc có ý thức” (đọc hiểu), “đọc diễn cảm” và yêu cầu đặt ra cho mỗi kĩ năng này theo từng khối lớp.Hoạt động 2. Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc dạy học Tậpđọc Thông tin cơ bản - Các khái niệm: chính âm, trọng âm, ngữ điệu, văn bản, đặc điểm của văn bản. - Cơ chế của đọc. Các khái niệm Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội. Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết (tiếng). Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội. Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết (tiếng). Dựa vào sự phát âm một tiếng mạnh hay yếu, kéo dài hay không kéo dài, đường nét thanh điệu rõ hay không rõ, người ta chia các tiếng trong chuỗi lời nói thành tiếng có trọng âm (là tiếng có trọng âm mạnh) và không có trọng âm (tiếng có trọng âm yếu). Trọng âm mạnh rơi vào các từ truyền đạt thông tin mới hoặc có tầm quan trọng trong câu. Trọng âm yêáu đi với những từ không có hoặc có ít thông tin mới. Ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng nói, giọng đọc (theo nghĩa hẹp). Ngữ điệu là sự thống nhất của một tổ hợp các phương tiện siêu đoạn (siêu âm đoạn tính) có quan hệ tương tác lẫn nhau được sử dụng ở bình diện câu như cao độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ lớn, nhỏ, mạnh, yếu của âm thanh), tốc độ (độ nhanh chậm, ngắt nghỉ), trường độ (độ dài ngắn của âm thanh) và âm sắc (theo nghĩa rộng). Văn bản là một sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, nhất quán về chủ đề và trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm một mục đích giao tiếp nhất định.Đặc điểm của văn bản: Văn bản có tính chỉnh thể. Tính chỉnh thể này thể hiện ở hai phương diện: + Về mặt nội dung, nó biểu hiện tính nhất quán về chủ đề thể hiện ở sự phát triển mạch lạc, chặt chẽ của nội dung và tính nhất quán, rõ rệt của mục tiêu văn bản. + Về mặt hình thức, tính chỉnh thể thể hiện ở kết cấu mạch lạc và chặt chẽ, giữa các bộ phận trong văn bản có các hình thức liên kết và toàn văn bản có một tên gọi. Tính nhất quán chủ đề thể hiện ở chỗ toàn văn bản tập trung vào một chủ đề thống nhất. Chủ đề này được triển khai qua các chủ đề bộ phận (các tiểu chủ đề) của từng phần, từng chương, từng mục, từng đoạn. Ví dụ, bài Mùa thảo quả (TV5 - T1). Chủ đề của văn bản này là mùa thảo quả. Các bộ phận của văn bản đều tập trung vào chủ đề và phát triển qua 3 phần: 1. Sức lan tỏa kì diệu của hương thảo quả. 2. Sức sống mãnh liệt của cây thảo quả. 3. Màu sắc chứa lửa, chứa nắng của trái thảo quả. Tất cả những bộ phận này của văn bản cùng cộng hưởng, phát triển tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn diệu kì làm say mê và ấm nóng cả núi rừng của mùa thảo quả.Cơ chế của đọc Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc. Đọc bao gồm những yếu tố như tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Càng ngày, những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn. Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kĩ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân biệt người mới biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: