Thông tin tài liệu:
Đề cương bài giảng Hòa giải vụ án dân sự do ThS. Trần Minh Tiến thực hiện nêu lên mục đích, vai trò của việc hòa giải vụ án dân sự; nguyên tắc hòa giải; kỹ năng hòa giải vụ án dân sự. Với các bạn chuyên ngành Luật và những bạn quan tâm tới vấn đề này thì đây là tài liệu hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng Hòa giải vụ án dân sự - ThS. Trần Minh Tiến
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
(6 tiết)
Ths. Trần Minh Tiến
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Tố tụng dân sự
2. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ hai « Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án tại cấp sơ
thẩm » của BLTTDS
3. Các văn bản pháp luật nội dung phù hợp với từng lĩnh vực
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Học viện Tư pháp, năm
2006,
2. Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, năm
2005
3. Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số ..., năm 2005
4. Tạp chí Toà án nhân dân số...
5. Sổ tay Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao,
6. http ://www.sotaythamphan.gov.vn
C. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG
1. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA VIỆC HOÀ GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Mục đích
- Giúp học viên nắm vững bản chất của hoà giải và vai trò của hoà giải trong
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh -
thương mại và lao động để từ đó học viên tích cực và chủ động hơn trong
việc tiến hành hoà giải các bên đương sự.
- Trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho Thẩm phán khi tiến hành
hoà giải các bên đương sự.
- Có phương pháp xử lý một số tình huống phát sinh khi hoà giải các bên
đương sự.
1
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
- Rèn luyện kỹ năng soạn thảo một số văn bản tố tụng trong thủ tục hoà giải
như biên bản hoà giải thành (hoặc không thành), quyết định công nhận sự
thoả thuận của các bên đương sự.
1.2. Vai trò của hoà giải
Giảng viên nên phân tích vai trò này dưới các khía cạnh:
- Đối với các bên tranh chấp;
- Đối với Toà án giải quyết tranh chấp;
- Đối với trật tự xã hội nói chung.
Cần nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của hoà giải đối với việc giải quyết
các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân - gia đình và quan hệ lao động.
2. NGUYÊN TẮC HOÀ GIẢI
Yêu cầu giảng viên cần phân tích làm rõ bản chất của hoà giải là sự thoả
thuận tự nguyện của các bên tranh chấp để chấm dứt xung đột, bất đồng đã
phát sinh giữa các bên, vì vậy, mọi tác động dưới các hình thức khác nhau
(nhất là tác động từ phía Toà án) đều làm ảnh hưởng đến giá trị của phương
án hoà giải.
Từ việc làm rõ bản chất của hoà giải, giảng viên phân tích các nguyên tắc
cần quán triệt khi Thẩm phán tiến hành hoà giải các bên tranh chấp và đánh
giá sự chi phối của các nguyên tắc đó đối với kỹ năng tiến hành hoà giải các
bên đương sự của Thẩm phán:
+ Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các bên;
+ Nguyên tắc nội dung thoả thuận giữa các đương sự không trái pháp luật và
đạo đức xã hội.
3. KỸ NĂNG HOÀ GIẢI
3. 1. Kỹ năng hoà giải trước phiên toà dân sự sơ thẩm
Giảng viên nên giới thiệu quy trình chung khi Thẩm phán tiến hành hoà giải
các bên đương sự; các đầu công việc Thẩm phán cần thực hiện trong thủ tục
hoà giải sau đó giới thiệu chi tiết về từng kỹ năng cụ thể.
i. Công tác chuẩn bị cho phiên hoà giải:
2
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
- Xác định thẩm quyền hoà giải của Toà án: Giảng viên phải chỉ rõ cho học
viên thấy cách xác định vụ tranh chấp có rơi vào các trường hợp không được
hoà giải theo quy định tại Điều 181 BLTTDS:
+ Thế nào là vụ việc đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước? tranh chấp về kinh doanh- thương mại giữa công ty nhà nước
với các tổ chức, cá nhân (ngoài quốc doanh) mà công ty nhà nước là
bên có quyền lợi bị vi phạm có rơi vào trường hợp này hay không?
+ Giới hạn các giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
không được tiến hành hoà giải. Lưu ý cho học viên trường hợp hợp
đồng bị vô hiệu do một bên không có đăng ký kinh doanh để thực
hiện các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng thì có được hoà giải
không?
- Xác định phạm vi hoà giải của Toà án: hợp đồng bị vô hiệu do người ký
sai thẩm quyền hoặc do không tuân thủ các quy định về hình thức thì hoà
giải ở những nội dung nào?
- Lưu ý phân biệt quyền hoà giải của các bên đương sự và nghĩa vụ tiến
hành hoà giải các bên đương sự của Toà án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
và tại phiên toà sơ thẩm.
- Chuẩn bị phương án hoà giải các bên tranh chấp (xác định các vấn đề cần
chú ý khi tiến hành hoà giải các bên đương sự). Nêu cách thức xác định các
tình tiết chính của vụ án, những nội dung mà các bên tranh chấp đã thống
nhất được với nhau, những nội dung mà các bên còn chưa thống nhất được
với nhau; điểm mấu chốt cần tháo gỡ để các bên có thể đi đến hoà giải.
- Xác định các đối tượng cần triệu tập đến phiên hoà giải; chuẩn bị thông
báo về phiên hoà giải theo quy định tại Điều 183 BLTTDS.
+ Thông báo trực tiếp tại buổi làm việc với đương sự;
+ Thông báo bằng văn bản, cách thức thông báo hợp lệ.
- Xác định thành phần phiên hoà giải: Thẩm phán, Thư ký Toà án. Các
trường hợp cần triệu tập người phiên dịch.
- Xác định các vấn đề mấu chốt của vụ án khi tiến hành hoà giải các bên
đương sự.
Lưu ý:
Khi giảng nội dung này, giảng viên có thể giới thiệu cho học viên cách thức
lập Bảng tổng hợp hoặc bảng đối chiếu, trong đó xác định rõ các v ...