Danh mục

Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức: Phần 2 - Quản Thị Lý

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.64 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức: Phần 2 gồm nội dung chương 3, 4, 5 của tài liệu. Chương 3 - Tư duy, trình bày về khái niệm về tư duy, các giai đoạn của tư duy, các thao tác tư duy, các loại tư duy. Chương 4 - Tưởng tượng, trình bày các khái niệm chung về tưởng tượng, các loại tưởng tượng, cách sáng tạo mới trong tưởng tượng. Chương 5 - Trí nhớ, trình bày khái niệm trí nhớ, quá trình trí nhớ, phân loại trí nhớ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng Tâm lý học nhận thức: Phần 2 - Quản Thị Lý Chương 3: TƯ DUY (Lý thuyết: 9; Thảo luận, thực hành: 2; KT: 1) Môc tiªu häc tËp 1. VÒ kiÕn thøc: Sau khi học xong SV trình bày được bản chất phản ánh của tư duy, các đặc điểm, vai trò của tư duy và chứng minh được tư duy là một quá trình có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng.. 2. Về kỹ năng: Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rèn luyện, phát triển tư duy. 3. Về thái độ: Có trách nhiệm trong việc rèn luyện bản thân nhằm hình thành, phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục. NỘI DUNG 3.1. Khái niệm chung về tư duy 3.1.1. Tư duy là gì ? Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có vô số những thuộc tính và vô số những mối liên hệ, quan hệ. Trong đó có những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ bên ngoài; có những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ bên trong, bản chất. - Ở mức độ nhận thức cảm tính con người mới chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài (như hình dáng, màu sắc...) là những thuộc tính có thể thay đổi, và nhận thức được bằng các giác quan khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động. Nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính và vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh những thuộc tính bản chất. + Đó là những thuộc tính (đặc điểm) cố hữu (vốn có) tương đối ổn định (có thể mất) gắn liền với sự vật hiện tượng, nhưng nếu mất sẽ không còn sự vật hiện tượng. + Đây là cái để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác về phương diện bản chất. 24 + Những thuộc tính bản chất không phải là bản thân vật chất bên trong mà nó là những thuộc tính tương đối trừu tượng chỉ có thể nhận thức được chủ yếu thông qua tư duy. + Những thuộc tính bản chất này tương đối ổn định, tiềm tàng ở bên trong, nhưng nó được bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, cái bên trong, bản chất đó không bộc lộ hoàn toàn mà tùy theo từng điều kiện, từng hoàn cảnh, tức là cái bên ngoài chỉ là một mặt, một biểu hiện của cái bản chất. (nó nói lên một phần nào cái bản chất bên trong). + Những thuộc tính bản chất rất trừu tượng và cũng rất cụ thể tức là cái bên ngoài nói lên một phần nào cái bên trong. + Cái bản chất có tính chất độc lập tương đối, tức là nhiều khi sự vật, hiện tượng thay đổi nhưng về bản chất chưa thay đổi. Vậy: giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ gắn bó với nhau có tính chất biện chứng vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn (cái bên trong ổn định, khó mất mâu thuẫn với cái bên ngoài thường thay đổi). Các Mác: “Nếu hiện tượng và bản chất của sự vật trùng khớp nhau thì mọi thứ khoa học đều trở nên thừa”. (Tư bản quyển III - 1963 trang 281) Vì nếu bản chất bộc lộ ra toàn bộ bằng cái bên ngoài thì con người sẽ nhận biết được bằng các giác quan tức là con người không cần suy nghĩ, tìm tòi. + Một sự vật hiện tượng có vô số những thuộc tính bản chất (tuy rằng trong đó có những thuộc tính bản chất nhất) tùy theo góc độ mà ta phản ánh, tùy theo mức độ mà ta đi sâu. + Do phản ánh cái bản chất, cái bên trong mà tư duy giúp ta nhận thức sâu sắc, đúng đắn hơn nhiều so với nhận thức cảm tính. - Ở mức độ nhận thức cảm tính con người mới chỉ phản ánh được những mối liên hệ, quan hệ về mặt không gian, thời gian và trạng thái vận động - Đó là mối quan hệ bên ngoài trực quan, cảm tính nói lên sự tồn tại của vật trong không gian, thời gian, trạng thái vận động cụ thể. Nhưng đến tư duy đã phản ánh được những mối liên hệ, quan hệ bản chất, bên trong của hàng 25 loạt những sự vật, hiện tượng, những mối quan hệ ấy mang tính quy luật. Đó là mối liên hệ bên trong và tất yếu giữa các hiện tượng, mối liên hệ có tính quy luật, rất trừu tượng chỉ có thể nhận thức được thông qua tư duy. - Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người chỉ phản ánh những cái đang có trong hiện thực, trực tiếp tác động vào giác quan ta, đến tư duy con người hường vào việc tìm kiếm cái mới, cái bản chất, cái khái quát, những cái mà con người chưa biết. Đó là những thuộc tính bản chất, bên trong, những mối liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng, những cái mà bằng giác quan và phương thức nhận thức cảm tính con người chưa thể phản ánh được, con người cần phải tìm kiếm và nắm được để tiếp tục nhận thức, cải tạo và sáng tạo thế giới. Tóm lại: Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc bậc thang nhận thức lý tính, cao hơn hẳn so với cảm giác, tri giác. 3.1.2. Bản chất xã hội của tư duy Mặc dù tư duy được tiến hành trong bộ óc của từng người cụ thể, được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân mỗi người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: