Đề cương bài giảng Trang phục Lễ tân trình bày về lịch sử phát triển lễ phục Việt Nam, quần ống xéo, áo dài nách xéo, tay Raglan, áo dài nách thường (tay ráp), cổ tim rộng, áo sườn xám (áo dài Thượng Hải), áo đầm dạ hội, cổ tim lệch, ráp chân ngực, chân váy xòe. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương bài giảng Trang phục Lễ tân
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN
I - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LỄ PHỤC VIỆT NAM
1. Lễ phục cổ truyền của người Việt nam
2. Sự xuất hiện của áo dài cổ truyền
3. Áo dài trở thành lễ phục
4. Thời kỳ của áo dài cách tân
5. Lễ phục Việt nam trước ngày đất nước thống nhất
6. Lễ phục Việt nam hiện nay
1
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN
II - QUẦN ỐNG XÉO
1. Cách đo
- Dài quần (Dq): Đo từ ngang eo đến gót chân (dài, ngắn tuỳ ý).
- Vòng eo (Ve): Đo vừa sát quanh vòng eo.
- Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh vòng mông chỗ nở nhất.
- Rộng ống (Rô): Rộng, hẹp tuỳ ý.
Ni mẫu:
- Dq : 100cm
- Ve : 68cm
- Vm : 88cm
- Rô : 35cm
2. Cách tính vải
a/ Vải khổ 0,9m
2 (bề dài quần + đường may + 10cm xéo vải)
b/ Vải khổ 1,2m
2 (bề dài quần + đường may + 10cm xéo vải)
c/ Vải khổ 1,4 – 1,6m
1 bề dài quần + đường may + 10cm xéo vải
3. Cách vẽ và cắt
3.1. Xếp vải
- Xếp vải xéo theo chiều dọc của vải, bề trái ra ngoài, đo cho đủ:
+ Dài quần = số đo + lai + đường may
+ Ngang đáy thân trước = 1/4Vm + 5cm + đường may
+ Rộng ống = số đo + đường may
- Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt, lai quần bên trái, lừng quần bên
phải.
3.2. Cách vẽ
a/ Thân trước
2
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN
3
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN
a.1/ Các đường ngang
- Dài quần (Dq): AB = 100cm.
- Hạ đáy: AC = 1/4 Vm + 5 – 6cm = 88/4 + 5 = 27cm.
Từ các điểm A, B, C dựng các đường vuông góc với nếp gấp đôi của vải.
a.2/ Các đường xuôi
- Ngang eo: AA1 = ¼ Ve + 3cm ben = 68/4 + 3 = 20cm.
- Ngang đáy: CC1 = ¼ Vm + 5cm = 88/4 + 5 = 27cm.
- Ngang ống: BB1 = Rô = 35cm.
a.3/ Vẽ đường đáy
CC2 = ¼ Vm + 1,5cm = 88/4 + 1,5 = 23,5cm.
Nối A1C2.
Lấy C2I = 1/3 A1C2.
Nôi C1I. J là điểm giữa cùa C1I.
Nối C2J. K là điểm giữa của C2J.
Vẽ cong đường vòng đáy thân trước qua các điểm A1, I, K, C1.
a.4/ Vẽ đường ống và lai quần
Giảm lai: B1B2 = 0,5cm.
Vẽ hơi cong đường lai quần BB2.
Nối đường sườn ống C1B2.
b/ Thân sau
Vẽ thân sau liền với thân trước qua đường vải gấp đôi AB.
b.1/ Các đường ngang
- Dài quần: như thân trước.
- Hạ đáy: AD = AC = 1,5cm = 27 +1,5 = 28,5cm.
b.2/ Các đường xuôi
- Ngang lưng: như thân trước.
A1A2 = 1,5cm. Nối AA2.
- Ngang đáy: DD1 = 1/4 Vm + 11cm = 88/4 + 11 = 33cm.
- Ngang ống: như thân trước.
b.3/ Vẽ đường đáy
- DD2 = 1/4 Vm + 3cm = 88/4 + 3 = 25cm.
Vẽ cong đường vòng đáy thân sau tương tự như vòng đáy thân trước.
b.4/ Vẽ đường ống và lai quần
Lấy C1H = 20 – 22cm.
4
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN
Nối D1H. Vẽ cong 1cm.
Nối thẳng tiếp tục đường sườn ống.
Lai quần như thân trước.
c/ Vẽ ben quần
L là điểm giữa AA2.
Vẽ LM // A1C2.
Vẽ ben quần dài 10 – 12cm, rộng 3cm.
d/ Nẹp lưng quần
Bề ngang = 4cm.
Bề dài = Vòng eo + 4cm ( cạnh chỉ xuôi).
3.3. Cách cắt
- Lưng quần chừa 1cm đường may.
- Vòng đáy thân trước chừa 3cm đường may nếu dây kéo thường, hoặc 1cm
đường may nếu dây kéo dấu.
- Vòng đáy thân sau chừa 3cm từ điểm A2 tới điểm I còn 1cm (tương tự quần
tây).
- Sườn ống chừa 1cm.
- Lai quần chừa 1cm.
Cắt chừa đường may theo đường vẽ thân sau. Sang dấu thân sau xuống lớp
vải dưới. Sau đó mới tách lớp vải bên trên cắt chừa đường may theo đường vẽ
thân trước.
Đối với vải khổ 1,4 – 1,6m thì phải cắt vải trở đầu ống với nhau.
4. Cách may
- May ben quần.
- May ráp dây kéo.
- May cặp nẹp lưng quần.
- Ráp đường sườn ống: áp dụng đường may can rẽ.
- Ráp vòng đáy quần: áp dụng đường may can rẽ.
- Lên lai, đính móc.
- Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, ủi…
5
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN
III – ÁO DÀI NÁCH XÉO, TAY RAGLAN
1. Cách đo
- Dài áo (Da): Đo từ chân cổ dưới vai ngang qua đầu ngực xuống chân, dài
ngắn tuỳ ý (đè thước dây vào eo).
- Hạ eo (He): Đo từ chân cổ dưới vai ngang qua đầu ngực đến ngang eo.
- Hạ ngực (Hn): Đo từ chân cổ dưới vai đến ngang đầu ngực.
- Dang ngực (Dn): Đo khoảng cách giữa 2 đầu ngực.
- Dài tay Dt): Đo từ chân cổ trên vai ngang qua đầu vai đến mắt cá tay (dài,
ngắn tuỳ ý).
- Vòng nách Vna): Đo vừa sát vòng quanh nách ngang đầu vai.
- Bắp tay (Bt): Đo vừa sát vòng quanh bắp tay.
- Cửa tay (Ct): Đo vừa sát vòng quanh nắm tay.
- Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát vòng quanh chân cổ.
- Vòng ngực (Vn): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của ngực.
- Vòng eo (Ve): Đo vừa sát vòng quanh chỗ đo hạ eo.
- Vòng mông (Vm): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của mông.
Ni mẫu:
- Da : 125cm - Bt : 26cm
- He : 36cm - Ct : 22cm
- Hn : 20cm - Vc : 32cm
- Dn : 17cm - Vn : 80cm
- Dt : 68cm - Ve : 64cm
- Vna : 32cm - Vm : 88cm
2. Cách tính vải
a/ Vải khổ 0,9m
- Vòng ngực < 80cm: 2 (bề dài áo + lai + đường may).
- Vòng ngực > 80cm: 2 (bề dài áo + lai + đường may) + (1 bề dài tay + lai +
đường may).
b/ Vải khổ 1,2m
(1 bề dài áo + lai + đường may) + (1 bề dài tay + lai + đường may).
c/ Vải khổ 1,4 – 1,6m
2 (bề dài tay + lai + đường may).
3. Cách vẽ và cắt
6
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN
3.1. Thân trước
a/ Xếp vải
Từ biên vải đo vào ngang tà = 1/4 Vm + 1,5cm + 2cm đường may, xếp đôi vải
lại, bề trái ra ngoài, nếp gấp quay về phía người cắt. Vẽ lai áo ở về phia bên trái,
cổ áo ở về phía bên phải.
b/ Cách vẽ
b.1/ Các đường ngang
- Dài áo thân trước (Da): AB = 125cm.
- Hạ nách: AC = 1/2 Vna – 3cm (rộng ben) = 32/2 – 3 = 13cm.
- Hạ eo (He): ...