Thông tin tài liệu:
Đề cương học phần "Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non" giới thiệu tới người đọc 5 chương sau: phát triển chương trình giáo dục mầm non, lập kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề, xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương học phần: Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
KHOA GD MẦM NON
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN:
PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
LỚP DẠY: ĐẠI HỌC MẦM NON
Họ và tên giảng viên: Phạm Thị Thu Thủy
Chức danh khoa học: TS Tâm lí học
Bộ môn: Giáo dục Mầm non
Năm học: 2018 - 2019
1
CHƢƠNG 1
PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
5 tiết (3;2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Trang bị cho SV các khái niệm về phát triển chương trình giáo
dục mầm non.
- Hiểu rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển chương trình giáo
dục mầm non và nắm được các bước phát triển chương trình giáo dục
2. Kỹ năng: SV biết vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình phát triển chương trình giáo
dục MN
- Phân tích các cơ sở thực tiến ở các địa phương VN trong giai đoạn hiện nay
để phát triển CTGDMN
3.Thái độ: Tự giác học tập và nghiên cứu
- Giáo dục giáo sinh thái độ tích cực, chủ động trong học tập.
- Nghiêm túc trong học tập, tích cực trao đổi thảo luận.
B. Chuẩn bị
1. Đối với giảng viên: Nghiên cứu các tài liệu sau:
- Tài liệu chính:
1. Phát triển và tổ chức thực hiện chương trình GD Mầm non- Nguyễn Thị
Thu Hiền- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2013
- Tài liệu tham khảo:
1. Bộ giáo dục đào tạo, Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non - 2013
2. Bộ giáo dục đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chương trình CSGD Mầm non từ
3 - 36 tháng và 3 - 6 tuổi, 2013
3. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ em tác
giả : NXB Đại học Quốc gia, 2010
4. Nguyễn Ánh Tuyết , GDHMN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại
học sư phạm, 2010
5. Website chính thức của vụ GDMN: www.mamnon.edu.vn
2. Đối với sinh viên: Đọc tài liệu liên quan
C. Nội dung bài giảng
I. Khái niệm về phát triển chương trình giáo dục mầm non
Hỏi:- Thế nào là phát triển chương trình giáo dục mầm non?
2
- Cho biết vai trò của giáo viên trong việc tham gia phát triển chương
trình giáo dục mầm non?
Thuật ngữ Phát triển chương trình tương đương với thuật ngữ tiếng anh là
Curriculum Development. Thuật ngữ này đôi lúc cũng được thay thế cho thuật ngữ
Curriculum making hay Curriculum design tức là làm chương trình, xây dựng
chương trình hay thiết kế chương trình.
Tương ứng với các loại chương trình ở các cấp độ, phạm vi khác nhau mà
chúng ta hiểu khái niệm phát triển chương trình ở mức độ khác nhau.
Với nghĩa rộng nhất, phát triển chương trình giáo dục được hiểu là quá trình
nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục – đào tạo cho một
bậc học, ngành học. Ví dụ: xây dựng chương trình ngành sư phạm mầm non trình
độ cao đẳng, xây dựng chương trình cấp tiểu học, xây dựng chương trình Giáo dục
mầm non…Việc phát triển chương trình giáo dục theo nghĩa này có thể tương
đương với việc nghiên cứu, xây dựng một chương trình hoàn toàn mới.
Phát triển chương trình giáo dục cũng có thể là nghiên cứu, xây dựng một
chương trình giáo dục mới thay thế cho chương trình giáo dục cũ, không còn phù
hợp và đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn, từng thời kì phát
triển kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước và xu thế phát triển giáo dục của thế
giới. Ví dụ: xây dựng chương trình giáo dục mầm non mới thay thế chương trình
chỉnh lý nhà trẻ và chương trình mẫu giáo cải cách.
Kết quả của phát triển chương trình này sẽ là một chương trình giáo dục đào
tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho từng cấp học, bậc học, ngành đào tạo.
Chương trình này cung cấp những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định
theo thời gian và bắt buộc các trường phải thực hiện (chương trình khung)
Từ chương trình khung này, mỗi trường tự xậy dựng và phát triển chương
trình giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình nhưng phải
đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
Ở mức độ thứ hai, sự phát triển chương trình là quá trình nghiên cứu, xây
dựng và phát triển chương trình giáo dục – đào tạo cụ thể cho một trường từ
chương trình khung trên cơ sở đó tính đến điều kiện thực tế của từng vùng, miền,
từng trương, đối tượng người học, chứa đựng và thể hiện triết lý riêng của từng
trường.
Quá trình phát triển chương trình ở mức độ thứ hai này là do các trường tự
thực hiện. Ví dụ: Từ chương trình khung giáo dục - đào tạo giáo viên mầm non
trình độ cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường CĐSP Tuyên
Quang sẽ tự nghiên cứu xây dựng chương trình cụ thể (hay còn gọi là đề cương chi
tiết) cho trường mình sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình, chứa
đựng triết lý riêng trường. Trong giáo dục mầm non, từ chương trình giáo dục
mầm non do Bộ Giáo dục và Đ ...