Danh mục

Đề cương Khoa học quản lý

Số trang: 24      Loại file: docx      Dung lượng: 81.56 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương Khoa học quản lý được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên ngành Khoa học quản lý, cung cấp hệ thống tri thức cơ bản, có tính lý luận chung về quản lý. Việc nắm vững các nguyên lý quản lý, quy luật quản lý, các phạm trù và các khái niệm cơ bản của khoa học quản lý sẽ giúp cho sinh viên có những cơ sở lý luận và phương pháp luận để nhận thức một cách đúng đắn các môn học trong khối kiến thức cơ sở cũng như các môn học chuyên ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương Khoa học quản lý 1. Quản lý là gì? Phân tích đặc trưng, phân loại và vai trò của quản lý đối với sự phát triển của xã hội. • Khái niệm: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực của chủ thể quản lý sử dụng công cụ, phương pháp nguyên tắc, quy trình tác động lên đ ối t ượng quản lý để đạt đc mục tiêu chung trong một môi trường luôn biến động. Vd: trường dhqg sử dụng biện pháp điểm danh và quy đ ịnh sv nào vắng mặt 20% s ố buổi điểm danh thì sẽ bị cấm thi lần I. • đặc trưng của quản lý: - Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến : Bản chất của con nguời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. con người không thể tồn tại và phát triển nếu không quan hệ và hoạt động với người khác. Khi con người cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất y ếu phải có tác nhân quản lý nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả. Chính vì v ậy, ho ạt đ ộng quản lý tồn tại như một tất yếu ở mọi loại hình tổ chức khác nhau. - Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người: Thực chất là quan hệ giữa chủ thể quản lý (người quản lý) và đối tượng quản lý (người bị quản lý). hoạt động quản lý dù ở lĩnh vực hoặc cấp độ nào cũng là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người. - Quản lý là tác động có ý thức: tác động quản lý (mục tiêu, nội dung và phương thức) của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý phải là tác động có ý thức, nghĩa là tác đ ộng bằng tình cảm (tâm lý), dựa trên cơ sở tri thức khoa học (khách quan, đúng đ ắn) và bằng ý chí (thể hiện bản lĩnh). Có như vậy chủ thể quản lý mới gây ảnh hưởng tích cực tới đ ối tượng quản lý. - Quản lý là tác động bằng quyền lực: hoạt động quản lý chỉ có thể tồn tại nhờ ở yếu tố quyền lực. Quyền lực là nhân tố giúp cho chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý để điều khiển hành vi của họ. Quyền lực được biểu hiện thông qua các quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách.v.v. - Quản lý là tác động theo quy trình: hoạt động quản lý được tiến hành theo một quy trình bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Với quy trình như v ậy, hoạt động quản lý được coi là một dạng lao động mang tính gián tiếp và tổng hợp. - Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực: Thông qua tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình mà hoạt động quản lý mới có thể phối hợp các nguồn l ực bên trong và bên ngoài tổ chức. Các nguồn lực được phối hợp bao gồm: nhân l ực, vật l ực, tài lực và tin lực. - Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung: Hiệu quả của các hoạt động cụ thể được đo bằng kết quả cuối cùng mà nó mang lại nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể đến mức độ nào, còn hoạt động quản lý ngoài việc thoả mãn nhu cầu riêng của chủ thể thì điều đặc biệt quan trọng là phải đáp ứng lợi ích của đối tượng. Nó là hoạt đ ộng vừa phải đạt được hiệu lực, vừa phải đạt được hiệu quả. - Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật .: Quản lý bao gồm cả hai mặt nghệ thuật và khoa học. Nó là một nghệ thuật trong việc khiến mọi người nhiệt tình hơn ngay cả khi không có mặt bạn ở đó. Khoa học là làm thế nào để thực hiện điều đó. Tính khoa học và nghệ thuật trong quản lý không loại tr ừ nhau mà chúng có mối quan hệ tương tác, tương sinh và được biểu hiện ra ở tất cả các nội dung của tác động quản lý.(có thể bổ sung xem trong giáo trình.) - Mối quan hệ giữa quản lý và tự quản: Quản lý và tự quản là hai mặt đối lập của một chỉnh thể. Tuy nhiên, trong quá trình hướng tới tự do của con người, không phải khi nào và ở đâu cũng có thể đạt tới sự thống nhất giữa quản lý và tự quản mà nó là một mâu thuẫn cần phải được giải quyết trong từng nấc thang của sự phát triển. Quá trình đó có thể được gọi là quản lý tiệm cận tới tự quản. • Vai trò của quản lý: ( cái này trong vở ghi đã chép các ý chính ). 2. Môi trường quản lý là gì? (giáo trình trang 18 ). Chỉ ra đặc trưng và phân tích sự tác động của các môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và khoa học công nghệ tới quản lý? Cho ví dụ minh họa. • đặc trưng MTQL. - Môi trường quản lý là các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố ở bên ngoài hệ thống quản lý. + Các yếu tố hoặc tập hợp các yếu tố của môi trường quản lý tồn tại khách quan, nghĩa là không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý. + Tuỳ thuộc vào từng loại hình tổ chức, từng hệ thống quản lý cụ thể mà có các y ếu t ố hoặc tập hợp các yếu tố của môi trường tương ứng. - Môi trường quản lý không phải là tĩnh tại mà luôn vận động biến đổi. Sự biến đổi có thể là: Liên tục, thường xuyên, đột biến, Tuần tự, tương đối ổn định, ngắt quãng. - Môi trường quản lý có tác động tới hệ thống quản lý. Sự tác động này có thể diễn ra theo hai hướng: tích cực, tiêu cực • Sự tác động của môi trường KINH TẾ: kinh tế được hiểu là toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng của con người. - một số yếu tố thường được quan tâm: vốn, nguồn lao động, lạm phát, lãi suất, thuế, mức giá, thu nhập binh quân đầu ng…vv - tất cả những yếu tố này đều có tác động trực tiếp đến hệ thống quản lý. Ví dụ: lấy ví dụ cụ thể về mấy cái tác động của vốn, lam phát, thuế .vvv • sự tác động của yếu tố chính trị: - Bất cứ hệ thống quản lý nào cũng đều chịu sự tác động của nhân tố chính trị và luôn diễn ra theo 2 khuynh hướng: tích cực và tiêu cực. + tích cực khi hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách và các quy phạm pháp luật phản ánh đúng quy luật khách quan, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội xác định, cũng như phù hợp với nhu cầu và lợi ích của xã hội. các thiết chế chính trị được tổ chức và vận hành một cách khoa học, hợp lý. Ví dụ: + tiêu cực khi khi hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách và các quy phạm pháp luật chỉ là ý chí chủ quan của lực lượng xã hội cầm quyền, và cơ chế vận hành c ủa các thiết chế chính trị thiếu khoa học. Ví dụ: • sự tác động của yếu tố văn hóa- xh: - Nhân tố văn h ...

Tài liệu được xem nhiều: