Đề cương môn học: Giáo dục học đại cương II có cấu trúc gồm 2 phần trình bày các nội dung: phần 1 - Lý luận dạy học, những yêu cầu cơ bản về lý luận dạy học, phần 2 - Lý luận giáo dục, những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục,... Mời các bạn cùng tham khảonội dung chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn học: Giáo dục học đại cương II Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương IIPHẦN MỘT: LÍ LUẬN DẠY HỌC Chuyên đề 1: Những vấn đề cơ bản của Lí luận dạy học (LLDH)Lí luận dạy học là hệ thống lí luận về hoạt động Dạy và hoạt động Học được tiến hành trong sựthống nhất biện chứng với nhau.Mục đích, yêu cầu của chương Tri thức về lí luận: o Hiểu rõ những nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học và phân tích được các nhiệm vụ cơ bản của một quá trình dạy học cụ thể o Hiểu rõ bản chất của quá trình dạy học o Phân tích được mâu thuẫn, động lực và logic phát triển của quá trình dạy học Trên cơ sở hiểu rõ các tri thức về lí luận, vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy ngoại ngữ ở trường Phổ thông. Đề ra biện pháp cần thiết để đảm bảo kết quả của quá trình dạy học môn ngoại ngữ ở trường Phổ thông.I. Dạy học và ý nghĩa của nó1. Dạy học là gì? Dạy (hoạt động dạy của thầy) Nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học Học (hoạt động học của trò)2. Ý nghĩa của Dạy học a. Dạy học là con đường thuận lợi nhất, với khoảng thời gian ngắn nhất cho học sinh có thể nắm được một khối lượng tri thức cần thiết. o Là con đường thuận lợi nhất vì: Quá trình dạy học được tiến hành có tổ chức (lớp, trường), có kế hoạch (năm học, kì học, tiết học) với nội dung dạy học bao gồm những tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại và hệ thống những Kĩ năng, Kĩ xảo tương ứng, với những hình thức tổ chức dạy học đa dạng, với sự điều khiển linh hoạt của GV. Nói một cách khác, trong QTDH đã diễn ra sự gia công sư phạm trên cơ sở tính đến những đặc điểm của KH, những đặc điểm tâm sinh lí của HS và đặc biệt là tính đặc thù của QTDH (HS lĩnh hội những tri thức KH mà loài người đã phát hiện một cách sang tạo, không phải là sự phát minh những chân lí KH mới). o QTDH diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất vì: trong QTDH hoạt động nhận thức của HS được thực hiện trong điều kiện thuận lợi và không có tình huống thử, sai; do vậy HS nắm được hệ thống những chân lí KH một cách dễ dàng, nhanh Bộ môn Tâm lý – Giáo dục/ Trường Đại học Ngoại ngữ/ ĐH QG HN 1 Đề cương môn học – Giáo dục học đại cương II chóng. Những chân lí KH này được phát minh nhờ các thế hệ các nhà KH và trải qua nhiều thế kỉ. b. Dạy học là con đường quan trọng bậc nhất giúp HS phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo. o Dạy học là con đường quan trọng bậc nhất vì: với sự gia công sư phạm trong QTDH, mà nhờ đó HS nắm được một cách nhanh chóng và có hiệu quả hệ thống những tri thức KH cần thiết. o Hệ thống những tri thức này được HS nắm vững trên cơ sở tiến hành những thao tác hoạt động trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy. Ngược lại, các thao tác trí tuệ này thông qua việc nắm tri thức KH lại được phát triên và hoàn thiện thêm một bước. c. Dạy học là con đường chủ yếu GD cho HS Thế giới quan, Nhân sinh quan và những phẩm chất đạo đức cho HS. o Vì thông qua DH, HS có thể nhanh chóng nắm vững có hiệu quả hệ thống những tri thức KH cần thiết, những tri thức này giúp HS dần dần nắm được bản chất của TGQ, của tự nhiên, xã hội, rút ra những qui luật vận động và phát triên của chúng, trên cơ sở đó vận dụng nó vào cải tạo tự nhiên, xã hội, bản thân, nói cách khác đi tức là HS sẽ dần dần hình thành được TGQ và NSQ.II. Cấu trúc, bản chất, qui luật của QTDH1. Cấu trúc của QTDHTheo quan điểm hiện đại, QTDH là một hệ thống cấu trúc hoàn chỉnh bao gồm nhiều nhân tố vànhững nhân tố đó có quan hệ biện chứng với nhau. Và chính những mối quan hệ này phản ánhtính qui luật của QTDH.a. Mục đích Dạy học o Mục đích dạy học là sự phản ánh một cách tập trung nhất những yêu cầu của XH đối với QTDH. Trên cơ sở XD mục đích Dạy học mới xác định được nhiệm vụ Dạy học. o Nói một cách khác, mục đích DH qui định những yêu cầu về tri thức, Kĩ năng, Kĩ xảo, yêu cầu về phát triển trí tuệ và GD cho học sinh. Do đó mục đích DH giữ vị trí quan trọng hàng đầu và nó có chức năng định hướng hoạt động của GV và HS, đồng thời nó định hướng cho các nhân tố khác của QTDH, định hướng cho sự phát triển nói chung của QTDH. d. Nội dung Dạy học o Là một nhân tố cơ bản của quá trình Dạy học, nó qui định hệ thống những tri thức, Kĩ năng, Kĩ xảo mà HS cần phải nắm vững, và qui định nội dung hoạt động của GV và HS. o Tạo nên nội dung hoạt động cơ bản của QTDH: Nội dung giảng dạy của GV và nội dung hoạt động của HS.c. Các phương pháp và phư ...