Danh mục

Đề cương môn học Luật kinh doanh

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 49.00 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước . Sự điều tiết đó được thực hiện bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau , trong nhiều lãnh vực . Pháp luật là một công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế . Tập hợp những văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế trước đây được gọi là Luật Kinh tế , nay...


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương môn học Luật kinh doanh ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC  LUẬT KINH DOANH I- SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH : 3 đơn vị học trình (45 tiết ) II- ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT : đã học môn Pháp luật đại cương III- MÔ TẢ MÔN HỌC : Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước . Sự điều tiết đó được thực hiện bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau , trong nhiều lãnh vực . Pháp luật là một công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế . Tập hợp những văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế trước đây được gọi là Luật Kinh tế , nay đổi lại , gọi là Luật Kinh doanh . Nội dung môn học trình bày khái niệm về Luật Kinh doanh ; các hình thức tổ chức kinh doanh của công dân Việt Nam và người nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh vào Việt Nam ;quan hệ hợp đồng kinh tế ; định chế phá sản doanh nghiệp khi kinh doanh thua lỗ ; các cơ quan cùng cách thức giải quyết những tranh chấp và yêu cầu trong kinh doanh . Môn học bao gồm 7 nội dung chính : 1/ Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Kinh doanh 2/ Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 3/ Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp nhà nước 4/ Địa vị pháp lý của Hợp tác xã 5/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 6/ Phá sản doanh nghiệp 7/ Giải quyết tranh chấp và yêu cầu trong kinh doanh V-MỤC TIÊU MÔN HỌC : Với những nôi dung đã nêu ở trên , hy vọng sau khi hoành thành môn học Luật Kinh doanh , người học sẽ có những kiến thức và kỹ năng sau : 1/ Hiểu rõ các khái niệm và lý thuyết cơ bản về Luật Kinh doanh và vai trò của Luật Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 2/ Hiểu rõ địa vị pháp lý của các doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận , nhằm có thể lựa chọn hình thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình 3/ Hiểu rõ các trường hợp , thủ tục và điều kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố một doanh nghiệp phá sản để có thái độ thận trọng và thiện chí trong hoạt động kinh doanh cũng như vận dụng được chế định này khi cần thiết 4/ Hiểu rõ cách thức giải quyết các tranh chấp và yêu cầu phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể liên quan , trên cơ sở đó , các nhà kinh doanh có thể chọn cách thức phù hợp với yêu cầu về quyền lợi cần được bảo vệ VI-PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP : 1/ Do đặc điểm truyền thống của ngành Luật học , phương pháp giảng dạy được sử dụng là thuyết giảng kết hợp với hướng dẫn thảo luận theo nhóm . 2/ Sinh viên được khuyến khích tham gia thảo luận , nhận xét về các đề tài liên quan mà giảng viên lựa chọn 3/ Giảng viên cũng yêu cầu sinh viên trả lời các câu hỏi bằng miệng không chuẩn bị trước hoặc làm các bài tập “ tình huống cần có ý kiến pháp luật ” để trắc nghiệm khả năng tiếp thu bài học của sinh viên 4/ Sinh viên cần đi học chuyên cần , tham gia tích cực vào việc thảo luận và làm bài tập , bài kiểm tra tại lớp hoặc đem về nhà theo quyết định của giảng viên 5/ Sinh viên nên đọc tài liệu tham khảo trước buổi học về chuyên đề có liên quan để dễ tiếp thu bài giảng và có sẳn câu hỏi nêu ra để giảng viên giải thích thêm VII-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP : Bài kiểm tra giữa kỳ 30% Bài kiểm tra cuối kỳ 70% VIII- TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 1/ Trong khi chờ đợi giáo trình do các giảng viên của khoa biên soan và in ấn , trong học kỳ 1 của năm học 2005-2006 , sinh viên sẽ được gửi bài giảng tóm tắt trước mỗi buổi học . Sinh viên ghi chép thêm phần nội dung giảng viên trình bày tại lớp . Sinh viên có thể đọc thêm tài liệu Hỏi – Đáp về Luật Kinh doanh do giảng viên của khoa biên soạn 2/ Sinh viên nên đọc các văn bản pháp luật về những vấn đề được trình bày trong môn học , như : Luật Doanh nghiệp , Luật Đầu tư nước ngoài … 3/ Sinh viên có thể tham khảo sách Luật Kinh doanh của Th.s Nguyễn thị Khế và Th.s Bùi thị Khuyên do Nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 1999 hoặc Giáo trình Luật Kinh tế của Đại học Luật Hà nội do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2004( lưu ý một số vấn đề đã thay đổi mà sách chưa cập nhật kịp ) IX-NỘI DUNG GIẢNG DẠY Phần 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Kinh doanh (5 tiết ) - Khái niệm , đối tượng điều chỉnh , phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh doanh - Chủ thể của Luật Kinh doanh - Vai trò của Luật Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Phần 2 : Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (15 tiết ) Chương 1: Những vấn đề chung của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh ...

Tài liệu được xem nhiều: