Danh mục

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề cương để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh KhiêmTRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ: NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11 HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2019– 2020PHẦN I – KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG LÀM CÁC DẠNG ĐỀ ĐỌC –HIỂUI. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu1. Phạm viCác văn bản được chọn có thể là văn bản văn học (trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn phổthông), văn bản nhật dụng.2. Yêu cầu: đọc hiểu văn bản theo 4 cấp độ:- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tutừ,…- Hiểu được đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biệnpháp tu từ.- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn bản.- Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm bằng một đoạn văn ngắn.II. Kiến thức trọng tâm:1. Kiến thức về từ- Phân loại từ theo phạm vi sử dụng: Từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, từ ngữ nghề nghiệp, thuật ngữ.- Phân loại từ theo cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép)- Đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa- Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê,chơi chữ....2. Kiến thức về câu- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp: câu đơn (câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt), câu ghép(câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ)- Các loại câu phân loại theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm.- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…- Các biện pháp tu từ cú pháp: đảo ngữ, lặp cấu trúc, chêm xen, câu hỏi tu từ, phép đối.- Liên kết câu và liên kết đoạn văn: phép lặp, phép nối, phép thế, phép liên tưởng, tương phản, tỉnh lược.- Các thành phần biệt lập trong câu: thành phần tình thái, thành phần cảm thán.- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý .3. Kiến thức về văn bản- Đề tài, chủ đề, bố cục, nội dung chính của văn bản- Phân loại văn bản theo phong cách ngôn ngữ: chính luận, khoa học, báo chí, nghệ thuật, sinh hoạt, hànhchính. 1- Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính -công vụ.- Các thể loại của văn bản văn học- Các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh; các hình thức lập luậntrong đoạn văn nghị luận: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích, so sánh...- Các phương thức trần thuật trong văn bản nghệ thuật: Trực tiếp (ngôi thứ nhất), nửa trực tiếp (từ ngôi thứ banhưng điểm nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm), gián tiếp (ngôi thứ 3).III. Bài tập minh họaBài tập 1: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: CON QUÊN… Con thường buồn vì một chàng trai Mà ít khi quan tâm đến những sợi sương mai trên mái đầu của mẹ Con thường khóc sụt sùi khi mất đi chàng trai trẻ Mà quên rằng mắt mẹ đã mờ dần theo dấu vết thời gian. Con dại khờ khi chỉ nghĩ cho con Mà quên mất khi con đau mẹ cũng buồn nhiều lắm Con thường bỏ ngoài tai những lời mẹ dặn Mà lại nhớ như in những sở thích của một người. Con vẫn lo không biết người ta đang khóc hay cười Mà dửng dưng không gửi một lời quan tâm đến mẹ Con lo âu khi thấy người ta thở dài khe khẽ Mà quên mất mẹ đã bao lần lặng lẽ khóc vì con. Con cuống cả lên khi người ta dỗi dỗi hờn hờn Mà quên mất mẹ đã vì con nuốt tủi hờn, khó nhọc Con có thể vì một người ra đi mà đớn đau, khóc lóc Nhưng lại quên mẹ đã mất bao ngày khổ cực nuôi con (Thạch Thảo) 1. Xác định đề tài của bài thơ. 2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để tạo nên kết cấu bài thơ? 3. Từ nào khác với các từ còn lại, tại sao: sụt sùi, dửng dưng, khe khẽ, tủi hờn, khóc lóc. 4. Theo anh/chị, người con đã quên điều gì? Tại sao người con lại quên như vậy?Bài tập 2: 2 Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: (1) Nhiều đồng bào của chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nướcmình nghèo nàn. (2) Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. (3) Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngônngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. (4) Ngôn ngữ củaNguyễn Du nghèo hay giàu? (5)Vì sao người An Nam có thể dịch những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: