Danh mục

Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.06 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2). Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 11. Mời các em cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề thi năng khiếu môn Ngữ văn 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Lần 2) SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN II- KHỐI 11TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020-2021 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) Ngày thi: 09/11/2020Câu 1.(4.0 điểm) Trong cuốn “Yêu thương những điều không hoàn hảo”, tác giả Hea Min viết: “Có thể bạn không tài nào hiểu được Tại sao cha mẹ mình, anh chị em mình, bạn bè mình… Lại suy nghĩ và hành động như thế Nhưng cho dù bạn không thể hiểu họ Và không vừa lòng với những điều họ làm Bạn vẫn có thể yêu thương họ thật lòng Vì tình yêu thực sự Vượt qua mọi hiểu biết của con người (…) Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn.” (Theo Hea Min, “Yêu những điều không hoàn hảo”, NXB Thế giới, 2018) Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: “Chúng ta có thể yêu thương nhau trọn vẹnmà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn” không? Hãy viết một bài văn trình bàycâu trả lời của mình.Câu 2. (6.0 điểm) “Tác phẩm nghệ thuật là cái nhằm đi tới bản chất người.(…) Nghệ thuật cũngnhư đời sống của ta luôn tồn tại, tìm mới bản tính người của giống nòi và nhân loạimỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.” (Nguyễn Quân- Trích “Ghi chú về nghệ thuật”- NXB Trẻ, 2008) Hãy bình luận ý kiến trên khi xem xét trong lĩnh vực văn chương và minhchứng bằng kiến thức về các tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 màanh/chị đã được học. …………..Hết…………. Họ và tên thí sinh: ………………………Số báo danh…………………...... Chữ ký giám thị 1.………………………Chữ ký giám thị ………………… ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM THI NĂNG KHIẾU LẦN II- LỚP 11 Môn: Ngữ văn. (Đáp án- thang điểm: gồm 05 trang)Câu Yêu cầu Điểm 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 4.0 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, bố cục bài viết sáng rõ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Có sự kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình bàn luận: giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ…, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai vấn đề linh hoạt song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề cần bàn: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, khả năng 0.25 yêu thương vô hạn trong mỗi con người ngay cả khi mọi điều không hoàn hảo. * Giải thích làm rõ vấn đề nghị luận: 0.75 - Yêu thương là tình cảm đẹp đẽ, sợi dây gắn kết bền chặt, thiêng liêng giữa người với người. Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống vô cùng đa dạng: sự quan tâm, sẻ chia, chăm sóc, gắn bó, an ủi, động viên, giúp đỡ, bảo vệ, chở che, hi sinh… - “Hiểu nhau”- sự thấu hiểu là khả năng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nhận thức, nắm bắt được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, tính cách, ý hướng hành động của họ. - “Trọn vẹn” dù gắn với “yêu thương nhau” hay “hiểu nhau” thì đều diễn tả mức độ hoàn hảo, tuyệt đối của tình cảm và hiểu biết. - Tác giả Hea Min nêu lên một tình huống nghịch lí giữa yêu thương và thấu hiểu trong cuộc sống để đưa ra thông điệp sâu sắc về khả năng yêu thương vô hạn trong mỗi con người: Trong cuộc sống, có những lúc ta không thể hiểu được hành động, suy nghĩ của những người xung quanh, thậm chí hành động, suy nghĩ của họ khiến ta không vừa lòng. Nhưng con người vẫn có thể yêu thương trọn vẹn dù không hiểu nhau trọn vẹn. * Bình luận vấn đề: Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với một khía cạnh nào đó của vấn đề nhưng cơ bản có thể có triển khai theo hướng sau: - Chúng ta có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn bởi:+ Mỗi người là một tiểu vũ trụ với biết bao điều bí mật, chính vì thế, để “hiểu nhaumột cách trọn vẹn” là một việc rất khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả. Tuynhiên, chúng ta vẫn có thể “yêu thương nhau trọn vẹn” bởi “hiểu nhau” là câu 0.5chuyện của lí trí, “yêu thương nhau” là câu ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: