Thông tin tài liệu:
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 quê ở huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông đã từng tham gia trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9 Đề cương ôn tập Ngữ Văn 9: ĐỒNG CHÍ- CHÍNH HỮU: Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 quê ở huyện Can Lộc tỉnh HàTĩnh. Ông đã từng tham gia trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ôngchủ yếu viết về người lính và chiến tranh. Bài thơ “ Đồng chí “ là một trong những sáng tác tiêu biểu củaông viết về đề tài ấy. Bài thơ in trong tập “ Đầu súng trăng treo” . Với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ thơcô đọng hám súc , cô đọng , bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội của những người lính trong nhữngnăm kháng chiến chống Pháp . Mở đầu bài thơ , là lời tâm sự của những người lính về nguồn gốc xuất thân của mình: “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” Với hai thành ngữ “ nước mặn đồng chua” và “ đất cày lên sỏi đá” đã khái quát được quê hươngcủa những người lính. Họ ở hai miền quê khác nhau: một người ở mảnh đất vùng cao , còn một người ởvùng đồng chiêm trũng. Nhưng cả hai đều là những nơi nghèo khó, có cuộc sống lam lũ vất vả. Và tronggian khổ ấy họ như gặp chính mình, cùng chia sẻ và gần gũi nhau hơn: “ Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” Những hình ảnh thơ chân thực giản dị “ Súng bên súng” và “ Đầu sát bên đầu” đã thể hiện đượcnhững tình cảm cao đẹp của người lính bên nhau. Theo tiếng gọi của Tổ Quốc, họ lên đường và trởthành “ quen nhau” cùng chung chí hướng ,chung nhiệm vụ và chung cả những khó khăn gian khổ, hiểunhau như hiểu chính mình. Và từ đó hai tiếng “ Đồng chí” đã vang lên. Đồng chí! Tình cảm bình dị màthiêng liêng cao quí. Là nơi hội tụ của những trái tim , những trí óc, nụ cười của những con người giàulòng yêu nước. Đồng chí- từ giai cấp mà lên, từ lí tưởng mà có, từ lẽ sống mà thành. Nó thấm đượm baotâm tình để lại trong tâm hồn mỗi người một vẻ đẹp của tình người được hình thành qua những thử tháchgian nan. Đất nước còn trong cảnh đau thương đướ gót giày xâm lược . Những người lính phải xa quêhương lên đường chiến đấu với kẻ thù. Họ đến với cuộc chiến bằng cả một tinh thần tự nguyện, với mộtthái độ dứt khoát, đầy quyết tâm: “ Ruộng nương anh gửu bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Hình ảnh ẩn dụ “ Giếng nước gốc đa” cùng biện pháp tu từ nhân hoá “ nhớ người ra lính” đã gửigắm tâm tình của người hậu phương với người ra trận. Đó là tình cảm vấn vương , niềm thương nhớkhôn dễ gì nguôi của những chàng trai lần đầu đi vào quân ngũ. Và phải chăng chính tình yêu nỗi nhớ ấysẽ là điểm tựa tinh thần cho người lính có thêm quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù? Từ những cảm xúc sâu sắc về tình đồng chí, nhà thơ tiếp tục đưa ta đến với hiện thực gian khổcủa cuộc chiến đấu mà người lính phải trải qua: “ áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt gí Chân không giày” Những hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự kề vai sát cánh, gian khổ có nhau của người lính nơichiến trường. Những gian khổ mà họ phải trải qua cũng chính là những thiếu thốn của cách mạng lúcbấy giờ. Họ lại còn phải trải qua những trận sốt rét rừng quái ác. Song điều đáng ngợi ca là họ vẫn luônbên nhau, cùng vượt qua những gian nan vất vả: Miệng cười buốt gía Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Trong cái giá rét ốm đau vẫn ánh lên nụ cười đầy lạc quan tin tướng. Và trong gian khổ nhữngngười lính vẫn đoàn kết bên nhau. Những “ Nụ cười “ trong giá buốt, những cử chỉ” thương nhau taynắm lấy bàn tau” áy chính là niềm tin , tình yêu , là tinh thần đoàn kết một lòng của người lính. Và phải 1chăng chính những biểu hiện cao đẹp về đời sống tinh thần ấy sẽ là nguồn động lực , là niềm tin giúp họchiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Bài thơ khép lại với những câu thơ khắc hoạ chân dung của người lính , giản dị mà vô cùng caođẹp: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo” Trong hoàn cảnh của núi rừng hoang vắng, những người lính ấy vẫn bên nhau chẳng thấy đauthương, chỉ thấy một phát hiện đầy thú vị bất ngờ “ Đầu súng trăng treo” – một hình ảnh vừa như thựcvừa như ảo đầy chất thơ. “ Súng và trăng” tượng trưng cho chất chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ. Súng vàtrăng tượng trưng cho cuộc chiến đấu để bảo vệ hoà bình. ánh trăng lửng lơ trên đầu súng hay cuộcchiến đấu của dân tộc ta là cuộc chiến chính nghĩa , bảo vệ bầu trời bình yên cho Tổ quốc Việt Nam? Có thể nói với cảm xúc thực của một người lính nhà thơ đã ca ngợi tình cảm cao đẹp củanhững anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Bài thơ là một bức tượng đài tuyệt đẹp vềngười lính, ở họ luôn toả sáng một tình cảm chân thực mà cao quí thiêng liêng – tình đồng chí đồng đội.Tình cảm ấy sẽ là mạch nguồn chảy mãi trong mỗi thế hệ Việt Nam. 2 BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH- PHẠM TIẾN DUẬT. Phạm Tiến Duật là một nhà thơ đồng thời cũng từng là người lính hoạt đông trên tuyến đườngTrường Sơn . Ông là cây bút tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ ông tập trung thể hiệnhình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với giọng thơ sôi nổi , trẻ trung , hồn nhiên tinhnghịch. Trong số đó phải kể đến bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 introng tập “ Vầng trăng quầng lửa”. Bài thơ ca ngợi tư thế hiên ngang , tinh thần lạc qua dũng cảm , bấtchập khó khăn gian khổ ...