Danh mục

Đề cương ôn tập Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 15.68 KB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương ôn tập Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi học kì học phần. Đề cương giúp các bạn phát triển tư duy, năng khiếu môn học và rèn kỹ năng giải bài tập. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương ôn tập Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí giáo dục ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP  MÔN: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC 1. Khái niệm UDCNTT trong QLGD: “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ  kỹ  thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác  và sử  dụng có hiệu quả  các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng  trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”  (theo Nghị  quyết 49/CP về   phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ Việt Nam). UDCNTT và công tác quản lý là việc sử dụng CNTT vào hoạt động quản lý của   người quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này. ❖ Một số nội dung UDCNTT trong nhà trường ­ Xây dựng và sử  dụng cơ  sở  hạ  tầng thông tin phục vụ  cho hoạt động của nhà  trường và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa nhà trường với tổ chức, cá nhân. ­ Xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của nhà trường. ­ Xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy ý   kiến góp ý của tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường qua môi trường mạng. ­ Thiết lập trang web của nhà trường. ­ Cung cấp chia sẻ  thông tin với các trường khác trong hệ  thống giáo dục quốc   dân ­ Xây dựng, kế  hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ   ứng dụng công   nghệ thông tin của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. ­ Thực hiện hoạt động trên môi trường mạng. 2. UDCNTT trong quản lý nhà trường 2.1 Vai trò của CNTT trong quản lý nhà trường CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu  quả các qui trình quản lý trong nhà trường vừa là tài sản của người quản lý. Hiện nay,  CNTT được xem là công cụ đắc lực nhất hỗ trợ  đổi mới quản lý giáo dục, góp phần  nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục 2.2 Lợi ích của CNTT mang lại cho người QL Giúp tăng hiệu quả vận hành, quản lý nhà trường, cụ thể: CNTT giúp thông tin lưu trữ, xử lý, chia sẻ đến tất cả các thành viên trong nhà   trường một cách liên tục và nhanh chóng, nhờ  đó Hiệu trưởng quản lý được mọi  nguồn lực và có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời. Nhờ  bản chất minh bạch, CNTT giúp các tiêu chí trong quản lý nhà trường   được dịch chuyển từ tính định lượng, những mặc có vấn đề  sẽ  được thể  hiện rõ nét  và nguyên nhân, cách khắc phục cũng dễ dàng xác định được. Giúp tổ chức khoa học lao động quản lý của Hiệu trưởng CNTT giúp Hiệu trưởng sử dụng có hiệu quả  thời gian làm việc của mình để  đầu ó minh mẫn và có sức làm việc lâu dài, tránh sai lầm, ùn việc, sót việc. Quản lý hồ sơ bằng máy tính Truy tìm nhanh cho việc thống kê báo cáo Truy xuất nhanh các dữ kiện đã xảy ra Có thể quan sát tất cả các hoạt động nhà trường thông qua hệ thống mạng ❖ Các mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường Mức 1:  Ứng dụng CNTT để  giải quyết các công việc và xử  lý thông tin một  khâu nào đó trong các hoạt động của nhà trường như làm văn bản, làm điểm số, thống  kê kết quả học tập của học sinh, theo dõi việc thu chi... Mức 2: Sử  dụng phần mềm quản lý  từng  mặt một số  hoạt  động  trong nhà  trường như  phần mềm quản lý học sinh, phần mềm quản lý thi, phần mềm quản lý   tài chính, tài sản, phần mềm quản lý nhân sự... Mức 3: Sử  dụng hệ  thống phần mềm để  quản lý thống nhất, liên kết toàn bộ  các hoạt động trong nhà trường tạo được sự liên thông giữa quá trình dạy, học, quản   lý. ❖ Những Ứng dụng CNTT cơ bản trong quản lý nhà trường Công văn, giấy tờ và các thông báo giữa các thành viên trong nhà trường, giữa  nhà trường và gia đình có thể được cải thiện nhiều thông qua việc ứng dụng CNTT và  Internet. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu cho toàn bộ giáo viên và lớp học :  Dù chưa có phần mềm xếp thời khóa biểu nào thỏa hết các yêu cầu thực tiễn của các   loại hình nhà trường nhưng sau khi tinh chỉnh, dựa trên sự phân công giảng dạy trong   thời khóa biểu và các công tác kiêm nhiệm, phần mềm giúp Hiệu trưởng có thể  theo   dõi, giám sát công tác giảng dạy của các giáo viên xem họ  có thực hiện đúng với sự  phân công hay không, có đúng mức theo quy định hay không, giáo viên có bỏ giờ, nghỉ  tiết, chậm giờ  hoặc vi phạm quy chế  hay không... Từ  việc chấm công này, Hiệu  trưởng có thể tính được chế độ đãi ngộ, lương  bổng tương ứng, tiền lương dạy tăng,  dạy thay. Quản lý học sinh: Ứng dụng CNTT giúp Hiệu tưởng có thể nắm rõ hồ sơ học  sinh theo thời gian, duy trì mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường; tổ chức các kỳ thi,  đặc biệt là có thể giám sát hoạt động học của học sinh qua hệ thống mạng... Quản lý tài chính, tài sản: CNTT giúp Hiệu trưởng có thể phân tích hoạt động  hiện tại, xác định hiệu quả  về  mặt thu chi phí nhằm cải tiến hoạt động của nhà  trường, lập kế hoạch phát triển, lập kế hoạch về các nguồn lực và đầu và cần thiết  để  đạt được các mục tiêu, chỉ  tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, đánh giá tính  khả  thi của các khoản thu chi từ  vốn ngân sách được cấp cho nhà trường và từ  các  nguồn tài trợ khác; các khoản mua sắm trang thiết bị và khấu hao định kỳ... Quản lý trang thiết bị, thư  viện:  CNTT giúp Hiệu trưởng nắm tình trạng  hiện thời của cơ  sở  vật chất trong nhà trường, hiệu quả  sử  dụng trang thiết bị  dạy   học, nhu cầu mua sắm, trang bị thêm... Quản lý nhân sự: Việc quản lý hồ sơ giáo viên; tuyển chọn, đánh giá, xếp loại   và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; các vấn đề tiền lương, chính sách bảo hiểm y tế...   được phần mềm xử lý giúp Hiệu trưởng lưu vết hoạt  động của giáo viên một các đầy  đủ chính xác, thuận lợi. Giám sát, đánh giá có tính định lượng cao vận hành của nhà trường theo những  chỉ số giáo dục và định kỳ gửi báo cáo lên cấp trên ( ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: