Danh mục

TOÁN THỐNG KÊ - GIỚI THIỆU MÔN HỌC - CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 102      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thống kê được vận dụng trong nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, từ vật lý cho đến khoa học xã hội và nhân văn. Thống kê cũng được sử dụng để ra quyết định trong tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh và quản trị nhà nước. 1.2. Chức năng của thống kê Thống kê mô tả: là pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu. Thống kê suy diễn: là phương pháp mô hình hóa trên các dữ liệu quan sát để giải thích được những biến thiên “dường như” có tính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TOÁN THỐNG KÊ - GIỚI THIỆU MÔN HỌC - CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU Chương I. GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1.1. Định nghĩa Thống kê là một nhánh của toán học liên quan đến việc thu thập, phân tích, diễn giải hay giải thích và trình bày các dữ liệu. Thống kê được vận dụng trong nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, từ vật lý cho đến khoa học xã hội và nhân văn. Thống kê cũng được sử dụng để ra quyết định trong tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh và quản trị nhà nước. 1.2. Chức năng của thống kê Thống kê mô tả: là pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu. Thống kê suy diễn: là phương pháp mô hình hóa trên các dữ liệu quan sát để giải thích được những biến thiên “dường như” có tính ngẫu nhiên và tính không chắc chắn của các quan sát và dùng để rút ra các suy diễn về quá trình hay về tập hợp các đơn vị được nghiên cứu. Thống kê mô tả và thống kê suy diễn tạo thành thống kê trong ứng dụng. Còn thống kê toán là lĩnh vực nghiên cứu cơ sở lý thuyết của khoa học thống kê. 1.3. Các khái niệm căn bản 1. Tổng thể và đơn vị tổng thể Tổng thể thống kê (còn gọi là tổng thể chung) là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần quan sát, thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một hoặc một số tiêu thức nào đó. Các đơn vị (hay phần tử) cấu thành tổng thể thống kê gọi là đơn vị tổng thể. Ví dụ: Muốn thu thập trung bình của một hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh thì tổng thể sẽ là tổng số hộ của TP. HCM. Muốn tìm chiều cao trung bình của sinh viên nam lớp X thì tổng thể sẽ là toàn bộ nam sinh viên của lớp X. Như vậy thực chất của việc xác định tổng thể thống kê là xác định các đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thống kê, vì nó chứa đựng những thông tin ban đầu cần cho quá trình nghiên cứu. Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) mà ta có thể trực tiếp quan sát hoặc nhận biết được gọi là tổng thể bộc lộ. Ví dụ tổng thể sinh viên của một trường, tổng thể các doanh nghiệp trên một địa bàn… Khi xác định tổng thể có thể gặp trường hợp các đơn vị tổng thể không trực tiếp quan sát hoặc nhận biết được, ta gọi đó là tổng thể tiềm ẩn. Khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội ta thường gặp loại tổng thể này (ví dụ như tổng thể những người đồng ý (ủng hộ) một vấn đề nào đó, tổng thể những người ưa thích nghệ thuật cải lương…) Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) giống nhau ở một hay một số đặc điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu được gọi là tổng thể đồng chất. Ngược lại, nếu tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần tử) không giống nhau ở những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu được gọi là tổng thể không đồng nhất. Ví dụ mục đích nghiên cứu là tìm hiểu hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp dệt trên địa bàn thì tổng thể các doanh nghiệp dệt trên địa bàn là tổng thể đồng chất, nhưng tổng thể các doanh nghiệp trên địa bàn là tổng thể không đồng chất. Việc xác định một tổng thể là đồng chất hay không đồng chất là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu thống kê chỉ có ý nghĩa khi nghiên cứu trên tổng thể đồng chất. Tổng thể thống kê có thể là hữu hạn, cũng có thể được coi là vô hạn (không thể hoặc khó xác định được số đơn vị tổng thể như tổng thể trẻ sơ sinh, tổng thể sản phẩm do một loại máy sản xuất ra…) cho nên khi xác định tổng thể thống kê không những phải giới hạn về thực thể (tổng thể là tổng thể gì), mà còn phải giới hạn về thời gian và không gian (tổng thể tồn tại ở thời gian nào, không gian nào). 2. Mẫu và đơn vị mẫu Mẫu là tổng thể bao gồm một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung theo một phương pháp lấy mẫu nào đó. Các đặc trưng mẫu được sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng của tổng thể chung. Quan sát là cơ sở thu thập số liệu và thông tin cần nghiên cứu. Chẳng hạn trong điều tra chọn mẫu, mỗi đơn vị mẫu sẽ được tiến hành ghi chép, thu thập thông tin được gọi là một quan sát. 3. Dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng Dữ liệu định tính phản ánh tính chất, sự hơn kém của đối tượng của các đối tượng nghiên cứu, là các dữ liệu ban đầu không được thể hiện dưới dạng số ví dụ như giới tính, vùng địa lý, ngành học... Dữ liệu định lượng phản ánh mức độ hay mức độ hơn kém, là các dữ liệu có thể cân, đong, đo, đếm được… ví dụ như thời gian làm thêm của sinh viên bao nhiêu giờ trong một tuần hay một ngày… Dữ liệu định tính dễ thu thập hơn dữ liệu định lượng, nhưng dữ liệu định lượng thường cung cấp nhiều thông tin hơn và dễ áp dụng nhiều phương pháp phân tích hơn. Khi thực hiện nghiên cứu, trong giai đoạn lập kế hoạch nghiên cứu và thu thập dữ liệu, người nghiên cứu cần xác định trước các phương pháp phân tích cần sử dụng để phục vụ cho mục tiêu của mình; từ đó xác định loại dữ liệu cần thu thập để thu thập được dữ liệu mong muốn. 4. Tiêu thức thống kê Tiêu thức thống kê là khái niệm dùng để chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Ví dụ khi nghiên cứu nhân khẩu có các tiêu thức như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo… ; khi nghiên cứu các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có các tiêu thức như: số lượng công nhân, vốn cố định, vốn lưu động, giá trị sản xuất… Tiêu thức thống kê được chia thành hai loại: Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số. Ví dụ như tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn giáo… là các tiêu thức thuộc tính. Tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: