Danh mục

Đề cương thực hành: Lập trình hướng đối tượng và C++ (CT114)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 420.25 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề cương thực hành: Lập trình hướng đối tượng và C++ (CT114) giúp các bạn hệ thống lại những kiến thức trong môn Lập trình hướng đối tượng và C++ (CT114). Từ đó, giúp các bạn có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề cương thực hành: Lập trình hướng đối tượng và C++ (CT114)Đề cương thực hành Lập trình hướng đối tượng và C++ (CT114) ĐỀ CƯƠNG THỰC HÀNH Môn : Lập trình hướng đối tượng và C++ (CT114) Số tiết: 30 tiết - Số buổi thực hành: 5 buổi Áp dụng cho học kỳ 1, năm học 2014-2015 Chú ý: Sinh viên phải thực hiện tất cả các chủ điểm được quy định trong từng buổi thực hành, nhưng không yêu cầu thực hiện tất cả các bài trong mỗi buổi.1. Buổi 1 : o Mục đích : Sinh viên tập làm quen với phong cách lập trình hướng đối tượng. Cài đặt 1 số lớp đơn giản. Viết các phương thức và hàm xây dựng của lớp. Sử dụng các lớp vừa định nghĩa. o Yêu cầu : Bài 1 : Cài đặt lớp Diem (Điểm trong không gian 2 chiều) gồm: Thuộc tính: x, y là số nguyên. Các phương thức bao gồm : + Hàm xây dựng: Diem(int h=0, int t=0); + Nhập tọa độ cho điểm từ bàn phím: void NhapDiem(); + In ra màn hình tọa độ điểm theo dạng (x,y): void InDiem(); + Lấy ra giá trị hoành độ của điểm: int GiaTriX(); + Lấy ra giá trị tung độ của điểm: int GiaiTriY(); + Tính khoảng cách từ điểm đó đến 1 điểm khác: float KhoangCach(Diem m); Viết hàm main() khai thác lớp vừa định nghĩa : + Tạo ra điểm A tọa độ (3,4). In tọa độ điểm A ra màn hình. + Tạo ra điểm B với giá trị nhập từ bàn phím. In tọa độ điểm B ra màn hình. + Tạo ra điểm C đối xứng với điểm B qua gốc tọa độ. In tọa độ điểm C ra màn hình. + Hiển thị ra màn hình khoảng cách từ điểm B đến tâm O. + Tính khoảng cách từ điểm C đến điểm B. Bài 2 : Cài đặt lớp Clock gồm: Các thuộc tính: giờ, phút, giây kiểu int. Các hàm xây dựng: + Hàm xây dựng mặc nhiên: Clock(); + Hàm xây dựng có nhiều đối số: Clock(int h, int m, int s); Các hàm thành viên gồm : + Hàm nhập giá trị từ bàn phím + Hàm hiển thị thông tin ra màn hình dạng: giờ:phút:giây + Hàm làm tròn thời gian: void LamTron(); Chẳng hạn: 13:67:150 sẽ làm tròn thành 14:09:30 + Viết hàm cộng 1 Clock với n phút nào đó: Clock Cong(int n); Viết hàm main() khai thác lớp vừa định nghĩa: + Tạo 1 Clock a có giá trị là 9:15:38. In giá trị đó ra màn hình. + Tạo 1 Clock b có giá trị mặc định. Nhập giá trị cho đối tượng b. In ra màn hình. + Cộng 45 phút cho Clock b. Làm tròn b và in ra màn hình. Bài 3 : Cài đặt lớp Date gồm : Các thuộc tính: ngay, thang, nam. Các hàm thành viên gồm : + Hàm xây dựng. + Hàm nhập giá trị và hàm hiện thông tin ngày ra màn hình. + Hàm kiểm tra xem ngày có hợp lệ hay không ? int HopLe(); Chẳng hạn: Ngày 31/6/2000 hay 29/2/1999 là không hợp lệ. + Hàm cộng 1 Date với 1 ngày, kết quả là ngày hôm sau: Date Cong(); Ví dụ: Gọi hàm Cong() trên đối tượng ngày 30/06/2007 là 01/07/2007Bộ môn Mạng MT và TT Trang 1Đề cương thực hành Lập trình hướng đối tượng và C++ (CT114) + Hàm cộng 1 Date với số ngày n nào đó: Date Cong(int n); Ví dụ: ngày 15/6/2000 cộng thêm 20 ngày là ngày 05/7/2000 Viết hàm main() khai thác lớp vừa định nghĩa.2. Buổi 2 : o Mục đích : Sinh viên tiếp tục thực tập cài đặt lớp, viết các hàm phức tạp hơn. Định nghĩa hàm xây dựng, hàm xây dựng sao chép, hàm hủy. Dùng nhiều cách khác nhau để khởi tạo đối tượng. o Yêu cầu : Bài 1 : Thiết kế lớp PhanSo ( Phân số ) gồm: Các thuộc tính : tử số và mẫu số kiểu int. Các hàm xây dựng gồm : + Hàm xây dựng mặc nhiên : PhanSo(); + Hàm xây dựng gồm nhiều đối số : PhanSo(int tu , int mau); Các hàm thành viên gồm : + Hàm nhập giá trị cho 1 phân số. Nếu phân số vừa nhập có mẫu số = 0 thì yêu cầu nhập lại. + Hàm hiển thị phân số theo dạng tu / mau hoặc -tu/mau. Yêu cầu: nếu tử số =0 thì chỉ in ra số 0, nếu mẫu số =1 thì chỉ in ra tử số. + Hàm nghịch đảo bản thân phân số void NghichDao(); + Hàm tìm ra phân số nghịch đảo của 1 phân số PhanSo GiaTriNghichDao(); + Hàm tính giá trị thực của phân số. Chẳng hạn phân số 1/2 có giá trị là 0.5 + Hàm so sánh giá trị phân số với phân số a . int SoSanh(PhanSo a); Kết quả = 0: nếu 2 phân số bằng nhau, > 0: nếu phân số đang xét lớn hơn a. < 0: nếu phân số đang xét nhỏ hơn a. + Hàm cộng, trừ, nhân, chia phân số với 1 phân số a. Kết quả của hàm là 1 phân số. Chẳng hạn: ...

Tài liệu được xem nhiều: