Danh mục

Để dạy học tốt chủ đề 'Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời bác' trong môn lịch sử ở các trường phổ thông địa phương

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.07 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua thực tiễn các trường phổ thông ở Thanh Hóa cho thấy, để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các bài lịch sử địa phương cần lựa chọn những nội dung thiết thực, có ý nghĩa nhiều mặt đối với từng địa phương. Chất lượng các bài học tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị bài giảng của giáo viên, học sinh, việc sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học, nhất là các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để dạy học tốt chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời bác” trong môn lịch sử ở các trường phổ thông địa phương JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 106-114 ĐỂ DẠY HỌC TỐT CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI THANH HÓA, THANH HÓA LÀM THEO LỜI BÁC”TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỊA PHƯƠNG Hoàng Thanh Hải Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa1. Mở đầu Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành phố có vinh dự to lớn được Bác Hồvề thăm nhiều lần. Điều đó thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo và tình cảm đặc biệt củaNgười dành cho Thanh Hóa. Trong tầm nhìn của Người, Thanh Hóa có một vị thếchiến lược quan trọng. Vì vậy, ngoài các bài lịch sử dân tộc, ngành Giáo dục ThanhHóa đã lựa chọn nội dung “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác” làmột chủ đề quan trọng trong chương trình lịch sử địa phương ở trường phổ thông.Dạy học tốt chủ đề này, ngoài việc nâng cao những kiến thức lịch sử về cuộc đời, sựnghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn góp phần giáo dục cho học sinhlòng kính yêu, biết ơn đối với công lao trời biển của Người trong lịch sử dân tộc tanói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng, thực hiện thiết thực cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các trường phổ thônghiện nay.2. Nội dung2.1. Vài nét về thực trạng dạy học chủ đề này Qua các đợt thực tế ở trường phổ thông của Thanh Hóa, một trong nhữngtỉnh, thành chú trọng việc dạy học lịch sử địa phương, chúng tôi thấy đa số học sinhrất hứng thú khi học các bài học này, vì qua đó các em được hiểu biết thêm nhữngsự kiện, nhân vật, địa danh lịch sử . . . quen thuộc, gần gũi xung quanh mình, bổsung cho các kiến thức lịch sử dân tộc, khơi dậy trong các em niềm tự hào về truyềnthống quê hương, dòng họ. . . . Các em còn được bước đầu rèn luyện các năng lực,kỹ năng của một nhà sử học, như sưu tầm các tư liệu, hiện vật lịch sử, tiếp xúc vớicác nhân chứng lịch sử, tham quan tìm hiểu các địa danh lịch sử... Tuy nhiên, việc dạy học lịch sử địa phương những năm gần đây chất lượngvẫn chưa cao, như nội dung bài học nghèo nàn, thiếu các nguồn sử liệu, thời giandành cho các tiết học lịch sử địa phương bị cắt xén, hình thức dạy học đơn điệu,106 Để dạy học tốt chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời Bác” ...chủ yếu diễn ra trên lớp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng môn học, cần thiết phải đổimới nội dung, hình thức và phương pháp dạy học phần lịch sử địa phương. Ngoàiviệc lựa chọn nội dung bài học thiết thực, sưu tầm, tư liệu phong phú để biên soạnbài giảng, cần phải chú ý đến các hình thức và phương pháp dạy học nhằm pháthuy tính tích cực học tập của học sinh. Chủ đề “Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác” là một trongnhững nội dung quan trọng được nhiều trường lựa chọn. Ý nghĩa to lớn, nhiều mặtcủa việc dạy học chủ đề này đã được khẳng định. Tuy nhiên, qua khảo sát một sốtrường phổ thông ở thành phố Thanh Hóa và các huyện xung quanh, chúng tôi thấychất lượng chưa cao, thể hiện ở mấy điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, nội dung bài giảng của các trường còn sơ lược, hoặc nặng nề, khôkhan, chưa thể hiện rõ tính chất một bài lịch sử địa phương, mà có phần giống bàihọc giáo dục công dân, như thiếu các sự kiện cụ thể, nhiều đánh giá chung chung...Ngành Giáo dục chưa tổ chức biên soạn xong tài liệu thống nhất cho các trường.Hệ thống tư liệu phục vụ biên soạn bài giảng của giáo viên chưa phong phú, sinhđộng... Thứ hai, hình thức dạy học còn khá cứng nhắc, chủ yếu tiến hành trên lớp,thiếu các tranh ảnh, hiện vật, tư liệu, nhất là về 4 lần Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa.Rất ít trường tổ chức bài học tại thực địa, những nơi Bác đã nói chuyện, đã đến,như đài tưởng niệm tại Rừng Thông (Đông Sơn), nơi sáng ngày 20-2-1947, Bác Hồnói chuyện với cán bộ lãnh đạo và nhân dân Thanh Hóa, tượng đài tưởng niệm nơiBác Hồ nói chuyện với nhân dân xã Yên Trường, Yên Định năm 1961, núi TrườngLệ, xóm chài xã Quảng Vinh (Sầm Sơn), nơi Bác về thăm và kéo lưới cùng ngư dântháng 7 năm 1960... Thanh Hóa cũng là một trong số ít tỉnh có khu văn hóa - tưởngniệm Chủ tịch Hồ Chí Minh rộng lớn và đẹp ngay tại trung tâm thành phố ThanhHóa. (Đối diện với Hiệu sách nhân dân, nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân ThanhHóa tháng 12-1961). Tại đây, ngoài phòng trưng bày những tranh ảnh, kỷ vật vềcuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ đối với cách mạng cả nước và đối với Thanh Hóakhá đầy đủ, chi tiết, hấp dẫn (theo dạng trưng bày bảo tàng), phòng dâng hươngtưởng niệm, còn có phòng đọc, tra cứu sách báo, tư liệu về Người (Dạng thư viện),các khu vực vui chơi, giải trí..., rất lý tưởng cho tổ chức các hoạt động dạy học nội,ngoại khoá lịch sử của học sinh phổ thông. Tuy nhiên, theo các cán bộ quản lý khuvăn hóa - lưu niệm, số học sinh phổ thông đến để học tập, tham quan, học tập, tìmhiểu về Bác Hồ được tổ chức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: