Thông tin tài liệu:
"Đề dự đoán bám sát và nâng cao ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2021 (Mã đề 003)" giúp các em học sinh củng cố kiến thức, gặt hái được kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp đến. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi trong đề thi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề dự đoán bám sát và nâng cao ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2021 (Mã đề 003) BỘ 20 ĐỀ DỰ ĐOÁN BÁM SÁT VÀ NÂNG CAO ÔN THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút – Mã đề 003 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137; Zn = 65.Câu 1: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là A. Hg. B. Cs. C. Al. D. Li.Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe.Câu 3: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2. B. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. C. Nhúng dây Mg vào dung dịch HCl. D. Đốt dây thép trong bình đựng khí Cl2.Câu 4: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+. C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+. D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.Câu 5: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al.Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2? A. BaO. B. Mg. C. Ca(OH)2. D. Mg(OH)2. 2 2 6 2 1Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s 2s 2p 3s 3p . Số hiệu nguyên tử của X là A. 14. B. 15. C. 13. D. 27.Câu 8: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng? A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. NaCl.Câu 9: Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là A. Mg(OH)2. B. Al(OH)3. C. MgCO3. D. CaCO3.Câu 10: Chất X có công thức Fe(NO3)3. Tên gọi của X là A. sắt(II) nitrit. B. sắt(III) nitrat. C. sắt(II) nitrat. D. sắt(III) nitrit.Câu 11: Crom(VI) oxit (CrO3) có màu gì? A. Màu vàng. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu xanh lục. D. Màu da cam.Câu 12: Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là: A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4).Câu 13: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là A. C2H5ONa. B. C2H5COONa. C. CH3COONa. D. HCOONa.Câu 14: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. CH3COOCH2C6H5. B. C15H31COOCH3. C. (C17H33COO)2C2H4. D. (C17H35COO)3C3H5.Câu 15: Số nguyên tử cacbon trong phân tử fructozơ là A. 22. B. 6. C. 12. D. 11.Câu 16: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.Câu 17: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.Câu 18: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên? A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6.Câu 19: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố A. photpho. B. kali. C. cacbon. D. nitơ.Câu 20: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2. C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3.Câu 21: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH (dư). B. HCl (dư). C. AgNO3 (dư). D. NH3 (dư).Câu 22: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là A. (1), (3), (4). B. (3), (4), (5). ...