Danh mục

Để học và thi tốt môn lịch sử

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có người cho rằng môn Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng như sách giáo khoa là có thể đáp ứng được mọi kì thi. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Nếu vậy, người học chỉ cần mua SGK về học thuộc tại nhà, mà không cần tới trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để học và thi tốt môn lịch sử Để học và thi tốt môn lịch sửThứ Năm, 19/08/2010, 02:20 CH | Lượt xem: 536 Có người cho rằng môn Lịch sử là môn chỉ cần học thuộc lòng như sách giáo khoa là có thể đáp ứng được mọi kì thi.Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Nếu vậy, người họcchỉ cần mua SGK về học thuộc tại nhà, mà không cầntới trường. “Học vẹt” là một hiện tượng cần chốngtrong toàn bộ quá trình dạy và học, cũng như trongkiểm tra, đánh giá việc học.PGS.TS Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử – TrườngĐHKHXH&NV) đã có những tư vấn chi tiết chocác bạn học sinh về cách học và các kĩ năng làmbài thi môn Lịch sử.* Trong quá trình ôn tập môn lịch sử, HS cần lưuý những gì?Các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực học tập củahọc sinh hiện nay được xây dựng hướng tới việc đánhgiá sự thông hiểu và vận dụng kiến thức, tức là biếtlựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá cácsự kiện và quá trình lịch sử.Trong quá trình ôn tập môn lịch sử ở bậc THPT, họcsinh cần chú ý một số điểm như sau: Mỗi sự kiện hoặc quá trình lịch sử đều gắn vớimột hoàn cảnh nhất định, tức là nó chịu sự chi phốicủa những điều kiện cụ thể. Các sự kiện, các khía cạnh của mỗi sự kiện hoặcquá trình lịch sử không diễn ra độc lập bên cạnhnhau, hoặc kế tiếp nhau, mà có liên quan với nhautrong không gian và thời gian nhất định. Một sự kiện lịch sử có thể diễn ra trong một thờiđiểm, nhưng cũng có thể diễn ra trong một khoảngthời gian dài, được trình bày trong những bài khácnhau của SGK. Mỗi sự kiện lịch sử đều có nguyên nhân, nộidung, kết quả, ý nghĩa riêng. Có sự kiện bao gồm nộidung, nhưng cũng có những nội dung bao gồm nhiềusự kiện.* HS cần ôn tập như thế nào?Hiểu biết, khám phá và sáng tạo là phong cách họclịch sử. Khi ôn tập môn lịch sử, các bạn phải luôn tựđặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản: “… như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát,1.tóm tắt) “Tại sao?” (giải thích)2. “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích,3.chứng minh, so sánh, đánh giá, phê phán)Học sinh cần nói lại, hoặc viết ra giấy nội dung trảlời, không nên chỉ hình dung đại khái trong đầu. Khiviết, không được sử dụng tài liệu. Sau khi viết cần sosánh với các tài liệu để bổ sung những chỗ sai sót.Nếu sai sót nhiều thi cần học lại và viết lại.Điều đáng chú ý là học sinh không bắt buộc phảitrình bày mọi vấn đề lịch sử một cách máy móc,giống từng câu, từng chữ như SGK, mà có thể thayđổi câu chữ và bố cục, miễn là đảm bảo đúng nộidung. Mặt khác, có thể trình bày cả những kiến thứckhông có trong SGK.* Mấy điểm cần lưu ý về kĩ năng làm bài1- Phân tích câu hỏi trong đề thiPhải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câuhỏi. Trong đề thi, một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từnào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời gian,không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi(trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá…)2- Phân bố thời gian cho hợp lí.Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thờigian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.3- Lập dàn ýHãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý,xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đóhãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về“mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mởbài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Saukhi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừngnghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thậtngắn gọn.Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp,câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ ràng, đúngcâu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng,đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, thế làđã tốt; lời văn giản dị, thế đã là hay.* Những lỗi cần tránh1- Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản.Đây là lỗi khá phổ biến. Ví dụ, khi trả lời câu hỏi:Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ởnước ngoài trong những năm 20 của thế kỷ XX, đã cónhững trường hợp sai như sau: (1)Trình bày lại hoạtđộng tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từnăm 1911 đến năm 1920 (lạc đề, sai kiến thức cơ bản,vì không xác định đúng thờì gian; (2) chỉ trình bàyhoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từnăm 1920 đến năm 1924 (sót kiến thức cơ bản, thiếucác sự kiện trong những năm 1924-1929); (3) Trìnhbày cả những sự không cần thiết từ năm 1917 đếnnăm 1919 (thừa).Cũng có khi đề thi yêu cầu “giải thích” hoặc “phântích”, nhưng bài làm chỉ “trình bày”.Để khắc phục tình trạng trên, cần đọc kĩ đề thi, xácđịnh rõ yêu cầu của đề và chuẩn bị dàn ý sơ lượctrước khi viết bài.2- Lẫn lộn sự kiện giữa các thời kì, giai đoạn lịchsử khác nhau.Có thí sinh viết: “Một trong những điều kiện bùng nổcủa phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 là cósự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch”(Lúc đó chưa có Chính phủ, Hồ Chí Minh chưa làmchủ tịch). Hoặc là: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưaCách mạng Tháng Tám đến thành công”. “Cáchmạng Tháng Tám 1945 thành công là nhờ có sự ...

Tài liệu được xem nhiều: