Để khai thác hiệu quả nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 135.88 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu về nguồn lực tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; những “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập và các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để khai thác hiệu quả nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 ĐỂ KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC TỪ TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ThS. NGUYỄN TÂN THỊNH Với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, những “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập đã được gỡ bỏ, hướng tới mục tiêu đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn lực tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập Những “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập Để các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội theo nhiệm vụ được giao, Nhà nước đã thực hiện trang bị tài sản, cơ sở vật chất cho các đơn vị thông qua nhiều hình thức khác nhau: giao tài sản bằng hiện vật, giao quyền sử dụng đất; giao ngân sách cho đơn vị để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản; cho phép đơn vị được sử dụng các nguồn thu được để lại và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản. Tài sản, cơ sở vật chất này là điều kiện cần thiết để các đơn vị sự nghiệp công thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, song đây cũng là một nguồn lực tài chính quan trọng có thể khai thác để phát triển thêm các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công phục vụ xã hội. Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước (TSNN), tính đến ngày 31/12/2015, 4 loại TSNN có giá trị lớn gồm: đất, nhà, ô tô, tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản có tổng nguyên giá là: 1.031.313,82 tỷ đồng (chưa bao gồm tài sản tại các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân). Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang quản lý 311.606 tài sản (chiếm 64,36% tổng số lượng TSNN), với tổng nguyên giá là: 709.869,59 tỷ đồng (chiếm 68,83% tổng giá trị TSNN). Phân theo loại tài sản, các đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý, sử dụng 76.120 khuôn viên đất với tổng giá trị là 485.794,06 tỷ đồng; 199.451 ngôi nhà với tổng nguyên giá là 173.895,13 tỷ đồng; 16.032 xe ô tô công với tổng nguyên giá là 9.360,59 tỷ đồng và 20.003 tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên với tổng nguyên giá là 40.891,80 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008, đơn vị sự nghiệp công lập được chia làm hai nhóm: (i) đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và (ii) đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính. Tương ứng với hai nhóm đơn vị sự nghiệp công lập là hai cơ chế quản lý, sử dụng TSNN khác nhau. Nếu như đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính thực hiện quản lý, sử dụng TSNN như cơ quan nhà nước, trừ khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản (ngoài quyền sử dụng đất) được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, thì các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Ngoài các quyền, nghĩa vụ như cơ quan nhà nước, đơn vị được phép sử dụng TSNN giao vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết (gọi tắt là mục đích kinh doanh). Đơn vị thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định (toàn bộ hoặc phần tài sản cố định sử dụng vào mục đích kinh doanh) để hình thành quỹ khấu hao dùng cho việc tái tạo lại tài sản, thay vì NSNN phải cấp lại. Khi Nhà nước thực hiện các quyền điều chuyển, thu hồi phải bảo đảm cho đơn vị bảo toàn, phát triển vốn và tài sản được giao. Thực hiện quy định của Luật Quản lý và sử dụng TSNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2009/ NĐ-CP ngày 03/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSNN; trong đó, dành toàn bộ Chương III quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng TSNN tại đơn vị sự nghiệp 13 KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI công lập. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 12/2012/TT-BTC ngày 06/02/2012 quy định tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Quá trình triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều đơn vị sau khi được giao vốn đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính và đóng góp một phần vào NSNN. Tuy vậy, đến hết năm 2015, mới có 723 đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước xác định giá trị TSNN để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp với tổng giá trị tài sản đã giao trên 21.000 tỷ đồng (chiếm 2,2% tổng giá trị TSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập đang theo dõi trên cơ sở dữ liệu). Nhiều đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện nhưng không làm thủ tục để được giao tài sản theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp hoặc không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng TSNN vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc cho thuê, liên doanh, liên kết. Qua tổng kết, đánh giá, Bộ Tài chính thấy rằng, có những “nút thắt” đang cản trở quá trình giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể: Một là, một số tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện để được Nhà nước xác định giá trị tài sản giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp còn chưa phù hợp với thực tế, tạo tâm lý e ngại cho các đơn vị hoặc cản trở những đơn vị có khả năng xã hội hóa được sử dụng tài sản để tạo nguồn lực phát triển… Hai là, việc xác định giá trị tài sản để giao tài sản, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất còn phức tạp do phải xác định giá đất cụ thể theo giá trị trường. Việc xác định giá trị theo giá thị trường là cần thiết khi sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh và trong trường hợp giá dịch vụ sự nghiệp công lập được phép tính đủ chi phí và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Để khai thác hiệu quả nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập TÀI CHÍNH - Tháng 5/2016 ĐỂ KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC TỪ TÀI SẢN CÔNG TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ThS. NGUYỄN TÂN THỊNH Với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, những “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập đã được gỡ bỏ, hướng tới mục tiêu đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn lực tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập Những “nút thắt” trong quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập Để các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cho xã hội theo nhiệm vụ được giao, Nhà nước đã thực hiện trang bị tài sản, cơ sở vật chất cho các đơn vị thông qua nhiều hình thức khác nhau: giao tài sản bằng hiện vật, giao quyền sử dụng đất; giao ngân sách cho đơn vị để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản; cho phép đơn vị được sử dụng các nguồn thu được để lại và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản. Tài sản, cơ sở vật chất này là điều kiện cần thiết để các đơn vị sự nghiệp công thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao, song đây cũng là một nguồn lực tài chính quan trọng có thể khai thác để phát triển thêm các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công phục vụ xã hội. Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước (TSNN), tính đến ngày 31/12/2015, 4 loại TSNN có giá trị lớn gồm: đất, nhà, ô tô, tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản có tổng nguyên giá là: 1.031.313,82 tỷ đồng (chưa bao gồm tài sản tại các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân). Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang quản lý 311.606 tài sản (chiếm 64,36% tổng số lượng TSNN), với tổng nguyên giá là: 709.869,59 tỷ đồng (chiếm 68,83% tổng giá trị TSNN). Phân theo loại tài sản, các đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý, sử dụng 76.120 khuôn viên đất với tổng giá trị là 485.794,06 tỷ đồng; 199.451 ngôi nhà với tổng nguyên giá là 173.895,13 tỷ đồng; 16.032 xe ô tô công với tổng nguyên giá là 9.360,59 tỷ đồng và 20.003 tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên với tổng nguyên giá là 40.891,80 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008, đơn vị sự nghiệp công lập được chia làm hai nhóm: (i) đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và (ii) đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính. Tương ứng với hai nhóm đơn vị sự nghiệp công lập là hai cơ chế quản lý, sử dụng TSNN khác nhau. Nếu như đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính thực hiện quản lý, sử dụng TSNN như cơ quan nhà nước, trừ khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán tài sản (ngoài quyền sử dụng đất) được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, thì các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Ngoài các quyền, nghĩa vụ như cơ quan nhà nước, đơn vị được phép sử dụng TSNN giao vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết (gọi tắt là mục đích kinh doanh). Đơn vị thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định (toàn bộ hoặc phần tài sản cố định sử dụng vào mục đích kinh doanh) để hình thành quỹ khấu hao dùng cho việc tái tạo lại tài sản, thay vì NSNN phải cấp lại. Khi Nhà nước thực hiện các quyền điều chuyển, thu hồi phải bảo đảm cho đơn vị bảo toàn, phát triển vốn và tài sản được giao. Thực hiện quy định của Luật Quản lý và sử dụng TSNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2009/ NĐ-CP ngày 03/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSNN; trong đó, dành toàn bộ Chương III quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng TSNN tại đơn vị sự nghiệp 13 KHAI THÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI công lập. Tiếp đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 12/2012/TT-BTC ngày 06/02/2012 quy định tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Quá trình triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả quan trọng, nhiều đơn vị sau khi được giao vốn đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, vừa nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính và đóng góp một phần vào NSNN. Tuy vậy, đến hết năm 2015, mới có 723 đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước xác định giá trị TSNN để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp với tổng giá trị tài sản đã giao trên 21.000 tỷ đồng (chiếm 2,2% tổng giá trị TSNN tại đơn vị sự nghiệp công lập đang theo dõi trên cơ sở dữ liệu). Nhiều đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện nhưng không làm thủ tục để được giao tài sản theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp hoặc không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng TSNN vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc cho thuê, liên doanh, liên kết. Qua tổng kết, đánh giá, Bộ Tài chính thấy rằng, có những “nút thắt” đang cản trở quá trình giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Cụ thể: Một là, một số tiêu chí xác định đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện để được Nhà nước xác định giá trị tài sản giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp còn chưa phù hợp với thực tế, tạo tâm lý e ngại cho các đơn vị hoặc cản trở những đơn vị có khả năng xã hội hóa được sử dụng tài sản để tạo nguồn lực phát triển… Hai là, việc xác định giá trị tài sản để giao tài sản, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất còn phức tạp do phải xác định giá đất cụ thể theo giá trị trường. Việc xác định giá trị theo giá thị trường là cần thiết khi sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh và trong trường hợp giá dịch vụ sự nghiệp công lập được phép tính đủ chi phí và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn lực tài sản nhà nước Tài sản nhà nước Khai thác hiệu quả nguồn lực tài sản Sử dụng tài sản công Quản lý tài sản công Đơn vị sự nghiệp công lậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những quy định về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần: Phần 1
155 trang 295 0 0 -
Giáo trình Tài chính công: Phần 2
121 trang 272 0 0 -
7 trang 82 0 0
-
Nghiệp vụ công tác kế toán-thủ quỹ trong các cơ sở giáo dục: Phần 1
122 trang 54 0 0 -
Công văn số 4731/LĐTBXH-TCGDNN
2 trang 48 1 0 -
9 trang 47 0 0
-
1 trang 45 0 0
-
216 trang 45 0 0
-
32 trang 44 0 0
-
9 trang 44 0 0