Danh mục

Đế quốc Ả rập 2

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.15 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đế quốc Ả rập 2 Văn minh Ả rập Bọn vua chúa quý phái tuy hưởng thụ nhưng cũng biết khuyến khích nghệ thuật và khoa học. Vào Alexandrie người Ả Rập chiếm được một kho tàng tinh thần vô giá của cổ nhân, tức thư viện của dòng Ptolémée, thư viện danh tiếng nhất phương Tây thời đó. Họ say sưa đọc các tác phẩm của Pythagore, Héraclite, Démocrite, Zénon, Platon, Anstote, Epicure, hippocrate, Euclide, Archimède... Họ chép lại rồi dịch. Vua Almamoun thưởng công họ rất hậu: cứ sao chép lại được một cuốn thì sách nặng bao nhiêu được thưởng bấy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đế quốc Ả rập 2 Đế quốc Ả rập 2 Văn minh Ả rập Bọn vua chúa quý phái tuy hưởng thụ nhưng cũng biết khuyến khích nghệ thuật và khoa học. Vào Alexandrie người Ả Rập chiếm được một kho tàng tinh thần vô giá của cổ nhân, tức thư viện của dòng Ptolémée, thư viện danh tiếng nhất phương Tây thời đó. Họ say sưa đọc các tác phẩm của Pythagore, Héraclite, Démocrite, Zénon, Platon, Anstote, Epicure, hippocrate, Euclide, Archimède... Họ chép lại rồi dịch. Vua Almamoun thưởng công họ rất hậu: cứ sao chép lại được một cuốn thì sách nặng bao nhiêu được thưởng bấy nhiêu vàng; bản dịch đầu tiên tác phẩm của Aristote còn được thưởng cao hơn: đặt lên cân, một bên là sách một bên là kim cương. Đâu đâu họ cũng mở trường học, hàn lâm viện, thư viện, đài thiên văn. Ở Cordoue chỉ có mười ba ngàn nóc nhà mà có tới bảy chục thư viện! Họ hăng hái học toán học, y học, hóa học. Họ có phương pháp và có sáng kiến. Sống trước Descartes bảy thế kỷ, họ đã có ý niệm về phương pháp thực nghiệm: Phải tiến từ điều mình biết tới điều mình không biết, nhận định cho đúng các hiện t ượng để từ kết quả phanh lần lên tới nguyên nhân; chỉ tin là đúng cái gì đã được thực nghiệm chứng minh rồi. Nhờ có tinh thần đó, họ gần như sáng lập được môn vật lý hóa, tiến một bước dài trong môn thiên văn. Tại chiếc cầu lớn nhất ở Bagdad họ dựng một đài thiên văn đón các nhà bác học khắp nơi tới nghiên cứu. Chính Omar Khagam, một thi sỹ danh tiếng và thiên tài ngang với Lý Bạch của Trung Hoa, tác giả một tập thơ tứ tuyệt Robaiyat[9], là một nhà thiên văn đại tài, năm 1079, đã sửa lại lịch Ba Tư, gần đúng như lịch ngày nay. Về toán học, họ tiếp tục công việc của Hy Lạp. Họ phát minh đại số học; mở mang thêm viên-hình-tam-giác-pháp (trigosphérique), đặt ra sinus, tangente, cotangente. Về vật lý họ phát minh ra quả lắc, nghiên cứu về quang học. Về hóa học, họ tìm được nhiều chất mới: potasse, nitrate dargent, rượu (tiếng alcool của Pháp nguồn gốc là Ả Rập), sublime corrosif, acide citrique, acide sulfurique. Y học của họ cũng rất tiến bộ: họ nghiên cứu hình thái học và khoa vệ sinh, chế tạo được nhiều dụng cụ, biết dùng thuốc mê trong việc mổ xẻ. Nhờ những tiến bộ đó họ tính được hoàng đạo giác (angle de lécliptique). Về kinh tế, họ học cách trồng trọt và môn dẫn thủy của người Ai Cập, người Mésopotamie, thí nghiệm các thứ phân bón, gây thêm nhiều giống cây. Họ chế nước hoa, nấu xi rô, làm đường mía, gây rượu vang. Họ truyền sang châu Âu những giống cây từ trước chưa có như lúa, dâu, mía, mơ, đậu, gai, nghệ... Họ là những tay thủ công rất khéo. Sản phẩm họ chế tạo đã nhiều loại mà lại đẹp nhất thời đó. Họ luyện được mọi thứ kim thuộc như vàng, bạc, đồng, đồng đỏ, sắt, thiếc. Đồ thủy tinh và đồ gốm của họ nổi tiếng. Họ biết bí quyết nghề nhuộm và làm được giấy. Thành Damas sản xuất những tấm thảm nổi tiếng nhất thế giới; Cordoue sản xuất da thuộc, rồi thương nhân của họ chở đi bán khắp châu Phi, châu Á, tới cả Trung Hoa. Về chính trị, họ tổ chức được một quốc-gia có tính cách tiến bộ. Tuy cũng chuyên chế như các quốc gia khác đương thời, tuy cũng chứa nhiều mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, quốc gia Hồi giáo uyển chuyển hơn cả nên chế độ chuyên chế của họ mới tồn tại được lâu. Ả rập bị Thổ đô hộ Sống ba thế kỷ trong cảnh Thiên đường, thì dù Thiên đường đó là của Allah, người ta cũng đâm ngán. Abderrahman III, vua Ả Rập cuối cùng ở Tây Ban Nha, sau khi cầm quyền nửa thế kỷ, viết mấy hàng này để lại cho hậu thế: Từ khi ta lên ngôi., nửa thế kỷ đã trôi qua. Châu báu, danh vọng, thú vui ta đã tận hưởng (...) Tất cả những cái gì mà loài người ao ước thì Chúa đã ban cho ta. Trong các thời gian dài đằng đẵng bề ngoài như tràn trề hạnh phúc đó, ta đếm lại những ngày ta thực sự sung sướng thì thấy chẳng được bao: chỉ có mười bốn ngày. Đó, quyền uy và kiếp đời nó vậy đó. Ba trăm năm sống trong cảnh xa hoa thì dẫu là con cưng của Allah, môn đồ của Mohamed cũng hóa ra ủy mị, đọa lạc. Bảng giá trị đã lật ngược lại: can đảm, ngay thẳng, danh dự không được trọng nữa và con người hóa ra nhu nh ược, gian tham, dối trá. Lời dạy của Mohamed không còn được ai theo. Các quốc vương cũng ham rượu, thi sỹ Omar Khayam đã ca tụng cái thú của rượu (coi bài thơ ở trên), thì ai còn giữ đúng Coran nữa. Coran cấm nặn, khắc hình người mà một quốc vương Ả Rập, Abdelmalek cho đúc tiền có hình của ông. Đã từ lâu rồi, người ta không còn nhớ quê hương của tổ tiên tại sa mạc. Người ta sống ở Damas, Bagdad, Le Caire, lâu lâu mới hành hương ở La Mecque, và coi những miền Yemen, Nedjd là những xứ dã man. Từ thế kỷ thứ X, cảnh sa mạc ở bán đảo Ả Rập lại cách biệt hẳn với thế giới b ên ngoài, sống im lìm dưới ánh nắng gay gắt. Không còn tiếng vó ngựa, tiếng gươm đao trong những cuộc thánh chiến thời xưa nữa. Một nền văn minh bừng lên, bây giờ sắp tắt. Một làn sóng dâng lên, bây giờ đương hạ. Và những làn sóng khác sắp ...

Tài liệu được xem nhiều: