ĐỀ TÀI : 3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ 'SỰ KIỆN VINASIN'
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 206.24 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đã, đang và sẽ còn nhiều phân tích về sự thua lỗ nặng nề như một điển hình của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua vụ “chìm tàu Vinasin”, nhưng quan trọng hơn hết là sự kiện này cho thấy những bài học cảnh báo nguy hiểm sau đây:
1. Tính 2 mặt của đầu tư đa ngành và thiếu chuyên môn hoá. Theo báo cáo giám sát hàng năm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thì tổng số nợ quá hạn của Vinashin đến hết năm 2008 lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI : 3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ “SỰ KIỆN VINASIN” 3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ “SỰ KIỆN VINASIN” TS.Nguyễn Thị Kim Nhã-TCT bảo hiểm Bưu điện TS.Nguyễn Minh Phong-Viện NCPTKTXHHN Đã, đang và sẽ còn nhiều phân tích về sự thua lỗ nặng nề như một điển hình của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua vụ “chìm tàu Vinasin”, nhưng quan trọng hơn hết là sự kiện này cho thấy những bài học cảnh báo nguy hiểm sau đây: 1. Tính 2 mặt của đầu tư đa ngành và thiếu chuyên môn hoá. Theo báo cáo giám sát hàng năm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thì tổng số nợ quá hạn của Vinashin đến hết năm 2008 lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2008; đến cuối năm 2009, số nợ của Vinashin lên tới gần 19.900 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt 10,9 lần. Còn tính đến trước tháng 6/2010, Vinasin có tới 200 công ty con cháu với công nợ đầm đìa tổng cộng hơn 80.000 tỷ đồng. Ngày 13/6/2010, kết luận cuộc họp cấp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì để giải quyết các vấn đề của Vinashin đã khẳng định: Hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn. Chính phủ cho rằng ngoài các yếu tố khách quan như tác động của suy thoái kinh tế, nguyên nhân chủ quan là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, sử dụng đồng vốn còn nhiều hạn chế, yếu kém…”. Theo quyết định tái cơ cấu đối với Vinashin, Chính phủ yêu cầu tập đoàn này nội trong quý II/2010 phải chuyển 12 công ty con về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gồm: Khu Công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp tàu thủy Lai Vu; Khu Công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban Quản lý dự án Khu Công nghiệp Nghi Sơn; Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai); Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang); Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh ( Nam Định) và trong các dự án do Công ty làm chủ đầu tư; và 7 đơn vị khác của Vinashin được điều chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gồm: Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh); Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng); Khu công nghiệp và nhà máy đóng tàu Hậu Giang; Cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau); Công ty Vận tải Biển Đông; Công ty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin; Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác. Thời gian bàn giao từ ngày 1-7 và kết thúc quý 3 năm 2010. Sau đó, 1 Vinasin trở thành công ty TNHH một thành viên từ ngày 1/7/2010. Ngoài ra, khi trở thành công ty TNHH một thành viên, Vinashin sẽ được Bộ Tài chính cấp bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp cũng như được Chính phủ hứa tiếp tục phát hành trái phiếu cho Vinashin vay để cơ cấu lại nợ đáo hạn và thực hiện một số dự án đang dở dang. Về nguyên tắc, việc tái cấu trúc Vinasin cần tạo ra sự tập trung và chuyên môn hoá sâu và hình thành quả đấm thép, thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam vươn lên tầm cỡ quốc tế, đặc biệt cần tránh TẠO RA NHỮNG NGOAI LỆ đầu tư đa ngành thiên về bề rộng, thiếu chuyên môn hoá với những hậu quả đã được tiên liệu trước. Trên thực tế,Vinashin đứng hàng đầu trong khối tập đoàn và tổng công ty nhà nước về tham vọng đầu tư đa ngành bất chấp nguyên tắc, từ đóng tàu đến vận tải biển, cảng biến tới sản xuất thép, xi măng, bia, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, nhập khẩu ôtô - xe máy... Thậm chí, bất chấp thực tế bài học đắt đỏ thua lỗ trong quá khứ, ngay trong quyết định tái cơ cấu Vinasin mới được công bố nêu trên, người ta vẫn thấy Vinasin tiếp tục được đăng ký đầu tư những ngành nghề kinh doanh “trái khoáy”, như hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ khách sạn, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị, nhà ở, lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, sản xuất bia rượu, nước giải khát, dịch vụ vui chơi giải trí...Liệu có cảnh “ngựa quen đường cũ” và miệng hố phá sản lớn hơn đang lấp ló đâu đó trong tương lai…! Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hoá đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các tập đoàn kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam: Trên thực tế Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực gồm dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực hoạt động truyền thống là sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tài chính - ngân hàng; Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực cao su, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế v.v… Xu hướng đa dạng hoá đầu tư được giải thích bởi một số lý do: cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, nhiều ngành nghề mới được hình thành, nhiều lĩnh vực có tiềm năng chưa được khai thác triệt để, rào cản gia nhập ngành chưa sâu…, từ đó mang đến nhiều cơ hội, thách thức lớn và mới cho các doanh nghiệp 2 cả ở thị trường trong nước, lẫn thị trường quốc tế tham gia và khẳng định mình trong các lĩnh vực đầu tư mới. Có thể nói, việc đa dạng hoá đầu tư của các tập đoàn và doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh, từ sự xuất hiện cung - cầu mới, từ xu hướng phát triển ngành và sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như từ sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm năng đòi hỏi các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, nhạy bén và năng động ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI : 3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ “SỰ KIỆN VINASIN” 3 BÀI HỌC CẢNH BÁO VỀ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ “SỰ KIỆN VINASIN” TS.Nguyễn Thị Kim Nhã-TCT bảo hiểm Bưu điện TS.Nguyễn Minh Phong-Viện NCPTKTXHHN Đã, đang và sẽ còn nhiều phân tích về sự thua lỗ nặng nề như một điển hình của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thông qua vụ “chìm tàu Vinasin”, nhưng quan trọng hơn hết là sự kiện này cho thấy những bài học cảnh báo nguy hiểm sau đây: 1. Tính 2 mặt của đầu tư đa ngành và thiếu chuyên môn hoá. Theo báo cáo giám sát hàng năm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thì tổng số nợ quá hạn của Vinashin đến hết năm 2008 lên tới 3.812 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2008; đến cuối năm 2009, số nợ của Vinashin lên tới gần 19.900 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt 10,9 lần. Còn tính đến trước tháng 6/2010, Vinasin có tới 200 công ty con cháu với công nợ đầm đìa tổng cộng hơn 80.000 tỷ đồng. Ngày 13/6/2010, kết luận cuộc họp cấp Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì để giải quyết các vấn đề của Vinashin đã khẳng định: Hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của tập đoàn rơi vào tình trạng rất khó khăn. Chính phủ cho rằng ngoài các yếu tố khách quan như tác động của suy thoái kinh tế, nguyên nhân chủ quan là do Vinashin đầu tư dàn trải, việc quản lý dự án, công nợ, sử dụng đồng vốn còn nhiều hạn chế, yếu kém…”. Theo quyết định tái cơ cấu đối với Vinashin, Chính phủ yêu cầu tập đoàn này nội trong quý II/2010 phải chuyển 12 công ty con về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gồm: Khu Công nghiệp tàu thủy Lai Vu (Hải Dương) bao gồm cả Công ty Công nghiệp tàu thủy Lai Vu; Khu Công nghiệp tàu thủy Nghi Sơn (Thanh Hóa) bao gồm cả Ban Quản lý dự án Khu Công nghiệp Nghi Sơn; Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai); Nhà máy đóng tàu Dung Quất; Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (Tiền Giang); Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh ( Nam Định) và trong các dự án do Công ty làm chủ đầu tư; và 7 đơn vị khác của Vinashin được điều chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gồm: Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (Quảng Ninh); Cảng Vinashin Đình Vũ (Hải Phòng); Khu công nghiệp và nhà máy đóng tàu Hậu Giang; Cảng và nhà máy đóng tàu Năm Căn (Cà Mau); Công ty Vận tải Biển Đông; Công ty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin; Phần vốn góp của Tập đoàn Vinashin trong các doanh nghiệp vận tải biển khác. Thời gian bàn giao từ ngày 1-7 và kết thúc quý 3 năm 2010. Sau đó, 1 Vinasin trở thành công ty TNHH một thành viên từ ngày 1/7/2010. Ngoài ra, khi trở thành công ty TNHH một thành viên, Vinashin sẽ được Bộ Tài chính cấp bổ sung vốn điều lệ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp cũng như được Chính phủ hứa tiếp tục phát hành trái phiếu cho Vinashin vay để cơ cấu lại nợ đáo hạn và thực hiện một số dự án đang dở dang. Về nguyên tắc, việc tái cấu trúc Vinasin cần tạo ra sự tập trung và chuyên môn hoá sâu và hình thành quả đấm thép, thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam vươn lên tầm cỡ quốc tế, đặc biệt cần tránh TẠO RA NHỮNG NGOAI LỆ đầu tư đa ngành thiên về bề rộng, thiếu chuyên môn hoá với những hậu quả đã được tiên liệu trước. Trên thực tế,Vinashin đứng hàng đầu trong khối tập đoàn và tổng công ty nhà nước về tham vọng đầu tư đa ngành bất chấp nguyên tắc, từ đóng tàu đến vận tải biển, cảng biến tới sản xuất thép, xi măng, bia, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, nhập khẩu ôtô - xe máy... Thậm chí, bất chấp thực tế bài học đắt đỏ thua lỗ trong quá khứ, ngay trong quyết định tái cơ cấu Vinasin mới được công bố nêu trên, người ta vẫn thấy Vinasin tiếp tục được đăng ký đầu tư những ngành nghề kinh doanh “trái khoáy”, như hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ khách sạn, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị, nhà ở, lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, sản xuất bia rượu, nước giải khát, dịch vụ vui chơi giải trí...Liệu có cảnh “ngựa quen đường cũ” và miệng hố phá sản lớn hơn đang lấp ló đâu đó trong tương lai…! Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hoá đầu tư đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các tập đoàn kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam: Trên thực tế Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực gồm dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực hoạt động truyền thống là sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tài chính - ngân hàng; Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực cao su, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế v.v… Xu hướng đa dạng hoá đầu tư được giải thích bởi một số lý do: cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, nhiều ngành nghề mới được hình thành, nhiều lĩnh vực có tiềm năng chưa được khai thác triệt để, rào cản gia nhập ngành chưa sâu…, từ đó mang đến nhiều cơ hội, thách thức lớn và mới cho các doanh nghiệp 2 cả ở thị trường trong nước, lẫn thị trường quốc tế tham gia và khẳng định mình trong các lĩnh vực đầu tư mới. Có thể nói, việc đa dạng hoá đầu tư của các tập đoàn và doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh, từ sự xuất hiện cung - cầu mới, từ xu hướng phát triển ngành và sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như từ sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm năng đòi hỏi các doanh nghiệp phải bám sát thị trường, nhạy bén và năng động ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
định hướng kinh tế chính sách nhà nước quản lý kinh tế kinh tế việt nam kinh tế thị trường nghiên cứu kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 282 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 248 0 0 -
38 trang 237 0 0
-
7 trang 237 3 0
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 233 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 228 1 0 -
Một vài khía cạnh của phân tích dữ liệu lớn trong kinh tế
10 trang 222 0 0 -
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 219 0 0 -
Môi trường sinh thái và đổi mới quản lý kinh tế: Phần 2
183 trang 210 0 0