Danh mục

Đề tài: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NGẦM HÓA ĐIỆN VÀ THÔNG TIN TRÊN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO (TP.HCM)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.04 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công trình hạ tầng kỹ thuật là một phần không thể tách rời trong công cuộc “Côngnghiệp và hóa hiện đại hóa” mà Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta đang hướng đến.Trong quá trình phát triển đất nước, hiện tượng “mạng nhện” các công trình hạ tầng kỹthuật trên không đã hình thành gây mất an toàn và mỹ quan đô thị như nhiều bài báo đãđề cập trong các đô thị của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới là hậu quả củaviệc qui hoạch và quản lý còn bất cập.Các văn bản qui định về...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NGẦM HÓA ĐIỆN VÀ THÔNG TIN TRÊN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO (TP.HCM) BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NGẦM HÓA ĐIỆN VÀ THÔNG TIN TRÊN ĐƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO (TP.HCM) Tác giả: 1. ThS. Đinh Ngọc Sang (094.339.33.99 – Email: sangdn04@gmail.com) 2. ThS. Nguyễn Hoàng Minh Vũ (Phó Trưởng Khoa KTĐT) 3. ThS. Trương Công Đính (Trưởng bộ môn NL-TT)A. GIỚI THIỆU Công trình hạ tầng kỹ thuật là một phần không thể tách rời trong công cuộc “Công nghiệp và hóa hiện đại hóa” mà Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta đang hướng đến. Trong quá trình phát triển đất nước, hiện tượng “mạng nhện” các công trình hạ tầng kỹ thuật trên không đã hình thành gây mất an toàn và mỹ quan đô thị như nhiều bài báo đã đề cập trong các đô thị của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới là hậu quả của việc qui hoạch và quản lý còn bất cập. Các văn bản qui định về qui hoạch và quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật đã được Nhà Nước ban hành kịp thời, nhưng ngay lúc này đây, nếu chúng ta thiếu quan tâm đến qui hoạch không gian ngầm, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm không chặt chẽ sẽ dẫn đến “mạng nhện” trong lòng đất như đã từng nằm trên không và sẽ để lại hậu quả cho các thế hệ mai sau. Công trình ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Nguyễn Cư Trinh đến Nguyễn Văn Cừ) do Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM làm chủ đầu tư là một trong các công trình đầu tiên xã hội hóa đầu tư, thí điểm ngầm tập trung hệ thống cáp điện và cáp thông tin liên lạc cũng như ứng dụng một số công nghệ mới. Bài viết này được trình bày nhằm đưa ra một số vấn đề đúc kết từ các thuận lợi và khó khăn trở ngại trong quá trình đầu tư xây dựng công trình để hội nghị nghiên cứu, thảo luận đề ra những ý kiến đóng góp cho công tác qui hoạch và quản lý không gian ngầm nói chung và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật nói riêng.B. QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ NGẦM HÓA 1. Chủ trương: - Ngành điện lực đi trước: bắt đầu từ những năm 1996-2000, ngành điện tp.HCM đã bắt đầu tiến hành ngầm hóa các công trình xây dựng mới lưới điện trung thế các tuyến đường chính khu vực nội thành (LR trạm Bến Thành, LR trạm Tao Đàn, LR trạm Sở Thú, …); - Ngầm hóa chỉnh trang đô thị: Trong những năm 2003-2005, Thành phố bắt đầu xây dựng một số dự án chỉnh trang đô thị, điển hình các tuyến đường Lê Duẩn, Nguyễn Huệ, NKKN; - Năm 2005, thực hiện chỉ đạo của Thủ Tướng CP, Thành ủy Tp,HCM, ngành điện bắt đầu xây dựng kế hoạch ngầm hóa chỉnh trang đô thị. Nhưng đến ngày 16/6/2011 mới hiện thực hóa bằng ĐỀ ÁN NGẦM HÓA được UBND/TP thông qua và được ngành điện TP công bố chính thức. Chương trình của đề án tóm tắt như sau: + Giai đoạn 2011-2015: tập trung ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế cùng với dây thông tin trên các tuyến đường và hẻm đã được xây dựng ổn định theo qui hoạch trên địa bàn của khu vực trung tâm Thành phố (toàn bộ quận 1 và quận 3). Các quận nội thành khác, thực hiện từ 3-5 công trình trọng điểm. 1 Đối với lưới điện cao thế 110KV thực hiện ngầm hóa một số tuyến dây xuyên tâm thành phố theo tiêu chí đảm bảo mỹ quan đô thị kết hợp xử lý các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện, ưu tiên ngầm hóa tại các khu vực trung tâm. + Giai đoạn 2016-2020: hoàn tất ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế và dây thông tin cho khu vực nội thành Thành phố gồm các quận trung tâm và các quận lân cận (quận 4, 5,6, 7, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình). Đối với các quận, huyện còn lại thực hiện ngầm hóa tại các khu trung tâm hành chính, thương mại. Cao thế 110KV, thực hiện ngầm hóa các tuyến dây tại các khu vực các quận nội thành, ưu tiên thực hiện đồng bộ với các dự án xây dựng mới, mở rộng đường. + Giai đoạn 2021-2025: cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện kết hợp với dây thông tin tại các quận, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp trên phạm vi toàn thành phố.2. Chuẩn bị đầu tư ngầm hóa thí điểm đường Trần Hưng Đạo: 2.1. Sơ lược công tác chuẩn bị thí điểm ngầm hóa trên đường Trần hưng Đạo: Chủ đầu tư xây dựng công trình ngầm hóa đường Trần Hưng Đạo (Đoạn từ Nguyễn Cư Trinh đến Nguyễn Văn Cừ dài 2.400m) là Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM. Chương trình ngầm hóa đường Lý Tự Trọng (tiền thân giải pháp ngầm hóa đường Trần Hưng Đạo): - Tháng 5/2008 bắt đầu xây dựng phương án, giải pháp ngầm hóa đường Lý Tự Trọng (tiền thân giải pháp thi công đường Trần hưng Đạo); - Ngày 13/11/2008 UBND/TP đồng ý chủ trương ngầm hóa đường Lý Tự Trọng (Văn bản số 7042/UBND-CNN). Từ ngày này, phương án, giải pháp ngầm hóa đã được xây dựng và trình bà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: