Danh mục

ĐỀ TÀI BÀI TOÁN 2011 VÀ TRUNG HẠN CHO LẠM PHÁT, LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.43 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu năm 2011, Chính Phủ Việt Nam ra thông báo sẽ cương quyết đặt vấn đề ổn định vĩ mô làm trọng tâm chính sách, trong đó kiểm soát lạm phát là vấn đề then chốt. Ít tuần sau, có thông tư yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) giảm mặt bằng lãi suất và bình ổn tỷ giá. Và đến cuối tháng 2 có nghị quyết của chính phủ ban hành một số biện pháp thắt chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Từ những thông điệp chính sách rõ ràng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI " BÀI TOÁN 2011 VÀ TRUNG HẠN CHO LẠM PHÁT, LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ " BÀI TOÁN 2011 VÀ TRUNG HẠN CHO LẠM PHÁT, LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ TS. Phạm Đỗ Chí Đầu năm 2011, Chính Phủ Việt Nam ra thông báo sẽ cương quyết đặt vấnđề ổn định vĩ mô làm trọng tâm chính sách, trong đó kiểm soát lạm phát là vấnđề then chốt. Ít tuần sau, có thông tư yêu cầu Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN)giảm mặt bằng lãi suất và bình ổn tỷ giá. Và đến cuối tháng 2 có nghị quyết củachính phủ ban hành một số biện pháp thắt chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô vàbảo đảm an sinh xã hội. Từ những thông điệp chính sách rõ ràng đó, ai cũngđồng ý về ba mục tiêu trên nhưng giới chuyên gia kinh tế trong và ngoài chínhphủ cần nên bàn tiếp về những vấn đề kỹ thuật của các chính sách, chu trình điềuhòa các biện pháp này (policy sequencing), và nhất là vấn đề phối hợp chínhsách cần có giữa các cơ quan liên hệ. Bài này nhằm góp các ý chính như sau:  Cần một bài toán giải chung cho cả ba vấn đề trên do tương tác giữa các khu vực kinh tế-tài chính cũng như tác dụng hỗ tương của các chính sách chung cho các vấn đề  NHNN qua ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của chính sách tiền tệ được kỳ vọng sẽ dẫn đầu chính sách bình ổn vĩ mô bao gồm chặn đứng lạm phát, giảm mặt bằng lãi suất, và ổn định tỷ giá. Cần duyệt lại kinh nghiệm về chính sách cung tiền trong các năm qua và xác định mức cung tiền và tín dụng thích hợp cho 2011.  Nhưng NHNN không thể là cơ quan chuyên trách duy nhất cho vấn đề ổn định vĩ mô mà cần phối hợp với các bộ khác, nhất là bộ Tài chính lo chủ trương và thực hiện các chính sách tài khóa thích hợp. Vấn đề phối hợp chính sách và giữa các cơ quan chính phủ đặt ra một cách quan trọng nhất. Vòng xoáy tài chính: làm sao để giảm lãi suất và tỷ giá VND? Để giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động bằng tiền VND khó có thể giảmxuống do tác động của việc tăng tỷ giá VND/USD và lãi suất tiền gửi USD, do tácđộng của các hành vi và lực đẩy đưa đến ngang bằng lãi suất giữa lãi suất cho VNDvà lãi suất cho USD (interest rate parity) trong nền kinh tế Việt Nam đang bị đô lahóa trầm trọng (đây là công thức thường được áp dụng cho 2 nước với 2 đồng tiềnkhác nhau):Lãi suất VND = lãi suất USD + độ điều chỉnh kỳ vọng (%) của tỷ giá VND/USD Lấy thí dụ của việc điều chỉnh tỷ giá 9,3% của NHNN (thay đổi tỷ giá liênngân hàng từ 18,932 đồng đổi một đô la lên 20,693 đồng) sáng 11/2 vừa qua, ta cóthể thấy công thức trên dự đoán khá chính xác mức thay đổi của tỷ giá từ vài thángqua:Lãi suất huy động VND (14%) = lãi suất USD (4%-5%) + điều chỉnh tỷ giá đã xảyra (9,3%) Một cách gián tiếp, ta cũng có thể hiểu rằng lãi suất VND phụ thuộc lãisuất USD và kỳ vọng về mức lạm phát vì khi lạm phát cao hơn có nghĩa là VNDsẽ phải mất giá và USD lên giá; lạm phát gần 12% ở Việt Nam năm 2010 đã caohơn lạm phát ở Mỹ khoảng 10% và điều chỉnh tỷ giá 9,3% là suýt soát mức khácnhau về lạm phát. Khi NHNN muốn tăng cung tiền và tín dụng nhanh chóng như trong 6 thángcuối năm 2010 để làm giảm lãi suất VND, tác dụng thực tế lại ngược lại vì tăng tiềnlại làm tăng kỳ vọng lạm phát cũng như gây thêm áp lực lên tỷ giá trên thị trường tựdo. Ngoài ra lãi suất huy động trên USD lại tăng trong mấy tháng qua do nhu cầungoại tệ của nền kinh tế đô la hóa đang rất cao, kết quả là lãi suất huy động trênVND vẫn khó giảm xuống dưới mức cao từ quý 3 năm ngoái là 12%-17%. Ngoài ra, việc sử dụng vốn không hiệu quả và các khó khăn tài chính của cáctập đoàn lớn trong thời gian qua làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư trong vàngoài nước. Điều này cũng làm cho lãi suất trái phiếu khó điều chỉnh giảm. Nói chung nếu áp lực lên tỷ giá không được ngăn chặn bởi sự giảm bớt tăngcung tiền và tín dụng (nghĩa là trái ngược hẳn với ý nghĩ của một số người nôm nacho là cần in thêm tiền để làm giảm lãi suất), sẽ khó lòng giải quyết được các bế tắchiện tại của thị trường tín dụng và hệ thống lãi suất để “khai thông” cho các thịtrường chứng khoán và nhà đất cũng như của cả nền kinh tế cho năm nay 2011.Chưa kể là tỷ giá của VND nếu vượt trở lại qua xa mức tâm lý 21,000 VND/USDsẽ có thể làm mất thêm niềm tin của dân cư nhất là giới đầu tư và có thể tạo ra cácthiệt hại tài chính lớn hơn nhiều do “dòng xoáy” lạm phát-tỷ giá gây ra. Muốn ổn định tỷ giá sau biện pháp tăng 9,3% ngày 11/2/2011 vừa qua, cầnngay một chương trình các chính sách đi kèm để giảm tổng cầu qui mô và đồng bộ 2(như đã được ban hành cuối tháng 2 qua các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài khóa),cũng như thiết lập một quỹ dự trữ bình ổn tỷ giá dồi dào bằng phối hợp dự trữ ngoạihối của NHNN và của các xí nghiệp nhà nước, cũng như vài nguồn khác sau nàylúc cần thiết. Sau đó nên nhắm tới điều chỉnh linh hoạt tỷ giá trong tương lai bằngcác bước nhỏ ...

Tài liệu được xem nhiều: