Đề tài chiến tranh trong số phận con người và nỗi buồn chiến tranh
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 114.21 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ góc độ người tiếp nhận, bài viết chỉ ra sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ sau với M. Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam qua hai tác phẩm Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh. Miêu tả chiến tranh, quan tâm sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp tục đối diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà bình, Yêu thương và Hạnh phúc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài chiến tranh trong số phận con người và nỗi buồn chiến tranh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 30-33 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0080 ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH Tạ Hoàng Minh Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Tóm tắt. Từ góc độ người tiếp nhận, bài viết chỉ ra sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ sau với M. Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam qua hai tác phẩm Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh. Miêu tả chiến tranh, quan tâm sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp tục đối diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà bình, Yêu thương và Hạnh phúc. Từ khóa: Số phận con người, Nỗi buồn chiến tranh, Sôlôkhôp, Bảo Ninh. 1. Mở đầu Vấn đề tiếp nhận văn hoá, văn học giữa các dân tộc là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của tất cả các quốc gia. Từ sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 văn học Xô Viết đã trở thành ngọn cờ, thành mục tiêu, thành điểm tựa cho nền văn học Việt Nam mới . . . [3;601]. Văn học Việt Nam đã tìm đến văn học Nga - Xô Viết như một sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện. Trong những năm chống Pháp, chống Mĩ và 15 năm sau thống nhất (1975 - 1990), văn học Xô Viết có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam. Rõ nhất là hai nền văn học Xô Viết và Việt Nam cùng sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. . . hai nền văn học đã phản ánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, tinh thần dân chủ, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản . . . [4;13]. Vì vậy, Cuối những năm 80, văn học Nga đã hoàn toàn chiếm vị trí chủ đạo, thống soái trong bức tranh nhân loại có mặt ở Việt Nam [5;91]. M. Sôlôkhôp là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nền văn học Nga thế kỉ XX. Mỗi sáng tác của ông đều mang ý nghĩa như những cột mốc đánh dấu bước phát triển của văn học Nga. Tác phẩm của M. Sôlôkhôp luôn có sự cuốn hút, sức lay động lớn lao với trái tim người đọc. Vì vậy, trong những năm 60 - 70 của thế kỉ trước, ảnh hưởng của những kiệt tác ấy đã vượt biên giới nước Nga tới nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Á – Phi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. M. Sôlôkhôp là một trong những tác giả đến sớm và có vị trí cao nhất trong sự đọc của người Việt Nam, trở thành kiểu mẫu cho người viết Việt Nam trong chiến tranh [3;604]. Sáng Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Tạ Hoàng Minh, e-mail: tahoangminh79@gmail.com 30 Đề tài chiến tranh trong Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh tác của Sôlôkhôp – đó là đỉnh cao của sáng tạo, là sự định hướng cả về tư tưởng và nghệ thuật đối với cả văn học Xô Viết và văn học Việt Nam. Sự thống nhất trong nhiệm vụ và những bi thương của những số phận trong chiến tranh đã không thể không đem những tác phẩm của nhà văn này tiến lại gần độc giả Việt Nam [8;21]. Cùng với M. Gorki, M. Sôlôkhôp là nhà văn Liên Xô có ảnh hưởng lớn nhất trong cả đời sống tinh thần và trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và giai đoạn sau 1975. Các tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Đất vỡ hoang, Số phận con người. . . đã được chuyển dịch và giới thiệu ở nước ta trong những năm tháng cam go của cách mạng và kháng chiến. Đó là kho tinh thần [8;20] không thể thiếu đối với lớp lớp độc giả Việt Nam. Nó thôi thúc các nhà văn nhập cuộc để phản ánh những biến chuyển của con người Việt Nam trong chiến đấu, trong lao động để bảo vệ thành quả cách mạng. Vì vậy, một trong những ảnh hưởng từ sáng tác của M. Sôlôkhôp với các nhà văn Việt Nam là đề tài chiến tranh và số phận con người. Từ góc độ người tiếp nhận, chúng tôi mạnh dạn chỉ ra những liên tưởng ảnh hưởng qua so sánh tác phẩm Số phận con người của M. Sôlôkhôp và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh từ phương diện đề tài. 2.2. Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học nhân loại bởi trái đất này đã phải chứng kiến, phải chịu đựng sự huỷ diệt hãi hùng do những cuộc chiến gây ra. Viết về chiến tranh có tác phẩm tạo nên những anh hùng từ cuộc chiến vĩ đại, nhưng cũng có nhiều tác phẩm day dứt về số phận con người sau những cuộc chiến ấy. Kiệt tác Số phận con người của M. Sôlôkhôp ra đời khiến hàng triệu trái tim độc giả khắp năm châu rung động. Ở Việt Nam, ngay từ khi được dịch và giới thiệu, tác phẩm như một bi kịch lạc quan sâu sắc nhất, có ý nghĩa soi sáng cho các thế hệ viết về chiến tranh. . . Có lẽ không có một tác giả nào viết về chiến tranh, từ sau thập niên 80 ở Việt Nam mà không ao ước viết được một tác phẩm ngắn mà có độ nén của cảm xúc và chất liệu tuyệt vời đến thế.. [3;605]. Trong một số tác phẩm văn học Việt Nam có thể thấy phảng phất dấu ấn Số phận con người của M. Sôlôkhôp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài chiến tranh trong số phận con người và nỗi buồn chiến tranh JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 30-33 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0080 ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH Tạ Hoàng Minh Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Tóm tắt. Từ góc độ người tiếp nhận, bài viết chỉ ra sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ sau với M. Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam qua hai tác phẩm Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh. Miêu tả chiến tranh, quan tâm sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp tục đối diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà bình, Yêu thương và Hạnh phúc. Từ khóa: Số phận con người, Nỗi buồn chiến tranh, Sôlôkhôp, Bảo Ninh. 1. Mở đầu Vấn đề tiếp nhận văn hoá, văn học giữa các dân tộc là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của tất cả các quốc gia. Từ sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 văn học Xô Viết đã trở thành ngọn cờ, thành mục tiêu, thành điểm tựa cho nền văn học Việt Nam mới . . . [3;601]. Văn học Việt Nam đã tìm đến văn học Nga - Xô Viết như một sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện. Trong những năm chống Pháp, chống Mĩ và 15 năm sau thống nhất (1975 - 1990), văn học Xô Viết có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam. Rõ nhất là hai nền văn học Xô Viết và Việt Nam cùng sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. . . hai nền văn học đã phản ánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, tinh thần dân chủ, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản . . . [4;13]. Vì vậy, Cuối những năm 80, văn học Nga đã hoàn toàn chiếm vị trí chủ đạo, thống soái trong bức tranh nhân loại có mặt ở Việt Nam [5;91]. M. Sôlôkhôp là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nền văn học Nga thế kỉ XX. Mỗi sáng tác của ông đều mang ý nghĩa như những cột mốc đánh dấu bước phát triển của văn học Nga. Tác phẩm của M. Sôlôkhôp luôn có sự cuốn hút, sức lay động lớn lao với trái tim người đọc. Vì vậy, trong những năm 60 - 70 của thế kỉ trước, ảnh hưởng của những kiệt tác ấy đã vượt biên giới nước Nga tới nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Á – Phi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. M. Sôlôkhôp là một trong những tác giả đến sớm và có vị trí cao nhất trong sự đọc của người Việt Nam, trở thành kiểu mẫu cho người viết Việt Nam trong chiến tranh [3;604]. Sáng Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016 Liên hệ: Tạ Hoàng Minh, e-mail: tahoangminh79@gmail.com 30 Đề tài chiến tranh trong Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh tác của Sôlôkhôp – đó là đỉnh cao của sáng tạo, là sự định hướng cả về tư tưởng và nghệ thuật đối với cả văn học Xô Viết và văn học Việt Nam. Sự thống nhất trong nhiệm vụ và những bi thương của những số phận trong chiến tranh đã không thể không đem những tác phẩm của nhà văn này tiến lại gần độc giả Việt Nam [8;21]. Cùng với M. Gorki, M. Sôlôkhôp là nhà văn Liên Xô có ảnh hưởng lớn nhất trong cả đời sống tinh thần và trong văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và giai đoạn sau 1975. Các tác phẩm: Sông Đông êm đềm, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Đất vỡ hoang, Số phận con người. . . đã được chuyển dịch và giới thiệu ở nước ta trong những năm tháng cam go của cách mạng và kháng chiến. Đó là kho tinh thần [8;20] không thể thiếu đối với lớp lớp độc giả Việt Nam. Nó thôi thúc các nhà văn nhập cuộc để phản ánh những biến chuyển của con người Việt Nam trong chiến đấu, trong lao động để bảo vệ thành quả cách mạng. Vì vậy, một trong những ảnh hưởng từ sáng tác của M. Sôlôkhôp với các nhà văn Việt Nam là đề tài chiến tranh và số phận con người. Từ góc độ người tiếp nhận, chúng tôi mạnh dạn chỉ ra những liên tưởng ảnh hưởng qua so sánh tác phẩm Số phận con người của M. Sôlôkhôp và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh từ phương diện đề tài. 2.2. Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học nhân loại bởi trái đất này đã phải chứng kiến, phải chịu đựng sự huỷ diệt hãi hùng do những cuộc chiến gây ra. Viết về chiến tranh có tác phẩm tạo nên những anh hùng từ cuộc chiến vĩ đại, nhưng cũng có nhiều tác phẩm day dứt về số phận con người sau những cuộc chiến ấy. Kiệt tác Số phận con người của M. Sôlôkhôp ra đời khiến hàng triệu trái tim độc giả khắp năm châu rung động. Ở Việt Nam, ngay từ khi được dịch và giới thiệu, tác phẩm như một bi kịch lạc quan sâu sắc nhất, có ý nghĩa soi sáng cho các thế hệ viết về chiến tranh. . . Có lẽ không có một tác giả nào viết về chiến tranh, từ sau thập niên 80 ở Việt Nam mà không ao ước viết được một tác phẩm ngắn mà có độ nén của cảm xúc và chất liệu tuyệt vời đến thế.. [3;605]. Trong một số tác phẩm văn học Việt Nam có thể thấy phảng phất dấu ấn Số phận con người của M. Sôlôkhôp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Số phận con người Nỗi buồn chiến tranh Vấn đề tiếp nhận văn hóa Văn học giữa các dân tộc Nhà văn M. SôlôkhôpGợi ý tài liệu liên quan:
-
3 trang 160 0 0
-
2 trang 27 0 0
-
Giá trị nội dung tác phẩm Số phận con người của Sô lô khốp
3 trang 24 0 0 -
Cảm nhận về tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp
5 trang 23 0 0 -
Phân tích chương III tác phẩm Số phận con người của M.Sôlôkhốp
4 trang 22 0 0 -
Cuộc đời con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
7 trang 17 0 0 -
Suy nghĩ về câu chuyện Đại bàng tránh bão
4 trang 17 0 0 -
92 trang 16 0 0
-
122 trang 16 0 0
-
Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện 'Số phận con người' của nhà văn Sô-lô-khốp nước Nga
5 trang 15 0 0