Danh mục

ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhận thức cơ bản về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường Chính sách tiền lương là một trong những nội dung quan trọng của thể chế kinh tế thị trường. Do đó hoàn thiện chính sách tiền lương sẽ góp phần to lớn hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, Chính sách tiền lương là vấn đề rất tổng hợp, có nhiều mối quan hệ chính trị, kinh tế - xã hội tương tác chặt chẽ với nhau, liên quan đến vấn đề sở hữu, phân bố nguồn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI " CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 " CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG: THỰC TRẠNG, VẤN ĐỀ VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TS. Nguyễn Hữu Dũng Viện Khoa học Lao động và Xã hội 1. Nhận thức cơ bản về chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường Chính sách tiền lương là một trong những nội dung quan trọng của thể chếkinh tế thị trường. Do đó hoàn thiện chính sách tiền lương sẽ góp phần to lớnhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Tuy nhiên,Chính sách tiền lương là vấn đề rất tổng hợp, có nhiều mối quan hệ chính trị,kinh tế - xã hội tương tác chặt chẽ với nhau, liên quan đến vấn đề sở hữu, phânbố nguồn lực, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dung, phát triển nguồn nhân lực, ansinh xã hội... Trong kinh tế thị trường, chính sách tiền lương quốc gia cần phải tách bạchgiữa các khu vực: sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp), hành chính nhà nước vàsự nghiệp cung cấp dịch vụ công. a. Khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp): Tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh (các loại hình doanh nghiệp)là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, nhưng được phân phối theo kết quảđầu ra, phụ thuộc vào năng suất cá nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp. Tiền lương trả cho người lao động phải tương xứng với sự đóng góp củalao động (hay trả đúng giá trị sức lao động) tùy theo (hay phụ thuộc vào) năngsuất lao động của từng cá nhân (hay thành tích c ủa từng cá nhân). Đây là vấn đềcó tính chất nguyên tắc, là chuẩn mực cao nhất của chính sách tiền lương trongkhu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp). Ở tầm vĩ mô, chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể chính sách việclàm và gắn với việc làm; do thị trường quyết định bằng sự điều tiết khách quancủa quy luật thị trường, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thịtrường lao động; được xác định thông qua cơ chế thỏa thuận giữa các bên trongquan hệ lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động, người sử dụnglao động và Nhà nước; đồng thời có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước để đảmbảo mục tiêu phát triển chung và lợi ích của quốc gia, của cộng đồng. b. Khu vực hành chính nhà nước: 1 Công chức khu vực hành chính nhà nước là những người làm việc tronghệ thống hành chính quốc gia, có chức năng quản lý, thực thi công vụ với tínhchất lao động rất đặc biệt, đòi hỏi trình độ cao hơn so với đội ngũ lao động nóichung trong xã hội, lao động trí tuệ là chủ yếu và có phạ m vi ảnh hưởng rộng ,trách nhiệm chính trị rất cao và sống chủ yếu bằng tiền lương, đồng thời việc làmđược bảo đảm ổn định, có quyền lực và danh dự tương ứng với từng chức danh,vị trí công tác. Nguồn tiền lương trả cho công chức là từ ngân sách nhà nướctheo một chính sách do nhà nước quy định. Chức năng, nhiệm vụ của công chức là thực thi công vụ được phân côngtrong hệ thống hành chính nhà nước. Do đó, tiền lương của công chức phải đượctrả theo vị trí công việc trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh công chức và hiệu quảthực thi công vụ. Tiên lương trả cho công chức phải được tính đúng, tính đủ chíphí lao động và chú ý đến đặc điểm đặc thù của lao động công chức. Thực thi công vụ là chức năng, nhiệm vụ cụ thể của công chức và được trảlương. Tuy nhiên, để triển khai hoạt động quản lý nhà nước cũng cần những chiphí có tính chất hành chính. Chi tiêu hành chính cho công vụ hoàn toàn phụthuộc vào khả năng của ngân sách. Hiện nay tiền lương, thu nhập công chức vàchi hành chính được kết cấu trong chi thường xuyên từ ngân sách. Vấn đề đặt raở đây là phải làm rõ kết cấu tiền lương, thu nhập của công chức và các khoản chihành chính để tránh lẫn lộn, sử dụng các khoản tiết kiệm chi ngân sách hoặc chingân sách thông qua thực thi công vụ để bổ sung cho tiền lương và thu nhậpcông chức. Đây là vấn đề mà thực thực tiễn đang diễn ra khá phổ biến. Công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, là cơ quanquyền lực chi phối toàn bộ hoạt động xã hội. Trong kinh tế thị trường, tiền lươngvà thu nhập của công chức mặc dù do nhà nước trả từ ngân sách, song chínhsách tiền lương công chức phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiềnlương, thu nhập khu vực thị trường. Nếu không thỏa mãn quan hệ này sẽ dẫn đếhội chứng “ tước đoạt để bù đắp tiền lương” trong thực thi công vụ (tiêu cực,tham nhũng), can thiệp hành chính vào thị trường của các nhóm lợi ích để “ đòichia sẻ lợi ích”, làm lũng đoạn, méo mó thị trường và tăng dòng “chảy máu chấtxám” tư khu vực hành chính nhà nước ra khu vực thị trường, nơi có tiền lươngvà thu nhập cao hơn. c. Khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công: Dịch vụ công (public service) là những dịch vụ có tính chất công cộng màNhà nước phải có trách nhiệm tổ chức cung cấp để phục vụ cho nhu cầu chung ...

Tài liệu được xem nhiều: