Danh mục

Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu lao động Hương Thuỷ

Số trang: 35      Loại file: doc      Dung lượng: 467.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,500 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao về số lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Việt Nam đang bước vào nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịch này đã đạt được một số thành tựu nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu lao động Hương Thuỷ BÀI LUẬN Đề Tài:Chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ trong giai đoạn 2007-2011 1 LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng cao vềsố lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Việt Namđang bước vào nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyểndịch mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển dịchnày đã đạt được một số thành tựu nhưng thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Thị xã Hương Thuỷ, một đơn vị hành chính mới được thành lập nằm ởphía nam thành phố Huế, tuy còn non trẻ nhưng đã có bước chuyển mìnhđể đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.Trong đó, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra của thị xã Hương Thuỷ. Thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, chuyểndịch cơ cấu lao động đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoànthể và tổ chức xã hội cũng như mỗi gia đình và bản thân người lao động.Chương trình này bước đầu đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận,góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống củangười lao động. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trong việcchuyển dịch cơ cấu lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hộicủa thị xã. Đó là một quá trình quan trọng và cấp thiết của cả nước cũngnhư địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là thị xã Hương Thuỷ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi chọn đề tài“Chuyển dịch cơ cấu lao động tại thị xã Hương Thuỷ trong giai đoạn 2007-2011” để nghiên cứu. Với mục đích góp phần đề xuất những phương hướngvà giải pháp có tính khả thi trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu laođộng tại thị xã Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm 1.1.1. Lao động “Lao động là hoạt động có mục, có ý thức của con người nhàm tạo racác sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người”. (Theo giáotrình kinh tế chính trị Mác- Lênin). Hay lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo racủa cải vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, củamột nhóm người, của cả doanh nghiệp hoặc của toàn xã hội. Lao động là quá trình hoạt động tự giác, hợp lý nhờ đó con người làmthay đổi các đối tượng tự nhiên làm cho chúng thích ứng để thõa mãn nhucầu của mình. Lao động là điều kiện cơ bản của sự tồn tại của con người. Cùng với các nguồn lực thiết yếu khác như máy móc, nguyên vậtliệu…lao động sống là nguồn lực của sản xuất, nhưng lao động là sứcmạnh năng động của các quá trình sản xuất. 1.1.2. Cơ cấu lao động Theo Trần Hồi Sinh, 2006, Cơ cấu hay kết cấu là một phạm trùphản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp của những mốiquan hệ cơ bản tương đối giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó trongmột thời gian nhất định. Với các quan niệm trên, cơ cấu lao động được địnhnghĩa theo các khía cạnh như sau: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân Cơ cấu lao động theo thành phần sở hữu kinh tế Cơ cấu lao động theo lãnh thổ Cơ cấu lao động theo loại hình tổ chức lao động 3 1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động Theo Trần Hồi Sinh, 2006, chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sựchuyển hóa từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơnvới quá trình phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn lực củađất nước. Sự chuyển hóa này luôn diễn ra theo quy luật phát triển khôngngừng của xã hội, nội dung của chuyển dịch: Chuyển dịch cơ cấu lao động bao gồm sự thay đổi về trình độ họcvấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và tinh thầntrách nhiệm trong lao động. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay cơ cấu việc làm bao gồmsự thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, thay đổi các loại laođộng; sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức sở hữu( hoặc theothành phần kinh tế). 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động 1.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đây là điều kiện tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế càng mạnh mẽ thì kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu laođộng cũng càng nhanh Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới sẽ làm xuất hiện cân đối mới vềnhu cầu lao động về cả số lượng lẫn chất lượng lao động. Quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa sẽ làm xuất hiện các ngành mới trong cơ cấungành kinh tế của vùng. Cùng với việc mở rộng khu vực công nghiệp, xâydựng, dịch vụ sẽ thu hút thêm lao động nhất là lao động có trình độ chuyênmôn kĩ thuật. Điều này làm cho cơ cấu lao động có sự chuyển dịch ...

Tài liệu được xem nhiều: