Đề tài Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng
Số trang: 11
Loại file: doc
Dung lượng: 79.50 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu đề tài " cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch hồ chí minh cùng những đóng góp của người cho cách mạng việt nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng", khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài " Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng" Đề tài: Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng. 1. Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta. Trước sức mạnh quân sự của thực dân Pháp cùng với sự bất lực của mình, triều đình nhà Nguyễn đã lần lượt ký với Pháp các hiệp ước năm 1862, hiệp ước năm 1874, và hiệp ước Patơnôt năm 1884, chính thức công nhận Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ đây, nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một bậc nhân tài với một đường lối đúng đắn để giải phóng đất nước. Ngày 19 – 5 – 1890, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Bác Hồ đã ra đời trong một gia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân, với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy, 1862 – 1929) quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình nông dân, học trò của nhà nho Hoàng Xuân Đường. Đỗ Cử nhân năm 1894, đỗ Phó bản năm 1901. Tháng 5 – 1906, ông được bổ nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ, tháng 7 – 1909 được cử làm Tri huyện Bình Khê, Bình Định. Vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối bọn quan lại, tay sai và thực dân Pháp, bênh vực người nghèo, nên ngày 17 – 1 – 1910 ông bị triệu hồi về Huế. Ngày 19 – 5 – 1910 ông bị Hội đồng Nhiếp chính cách chức, xử phạt 100 trượng, sau đó án phạt được đổi thành giáng 4 cấp từ Tòng Thất phẩm xuống dân thường. Ông trở lại Huế dạy học và đi vào các tỉnh Nam Bộ, liên lạc với các sĩ phu bàn về việc nước. Năm 1927, ông về Cao Lãnh làm nghề bốc thuốc, sống cuộc đời thanh bạch đến ngày qua đời. Hiện nay mộ của ông được an tán tại Cao Lãnh – Đồng Tháp. Cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con của nhà nho Hoàng Xuân Đường, quê ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làm nghề nông và dệt vải, bà là người phụ nữ rất nhân hậu và đảm đang, suốt đời cần mẫn làm việc, nuôi chồng ăn học, nuôi dạy các con. Bà qua đời 10 – 2 – 1901. Hiện nay mộ của bà được an tán tại quê nhà. Bác có anh là Nguyễn Sinh Khiêm, chị là Nuyễn Thị Thanh, cả hai ông bà đã tham gia rất tích cực trong phong trào chống Pháp nên nhiều lần bị Pháp bắt tù khổ sai, cuối đời thì cả hai ông bà đều mất tại quê nhà. Và cậu em út là Nguyễn Sinh Xin nhưng đã mất khi tròn 1 tuổi. Bác Hồ là người con thứ ba trong gia đình, thuở nhỏ Bác rất thông minh, ham học. Lên 5 tuổi thì Bác theo cha mẹ vào Huế sinh sống, lên 8 tuổi gia đình khó khăn, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đưa hai con trai mình vào ở nhờ nhà ông Nguyễn Sĩ Quyến. Tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân trong vùng và Bác Hồ đã theo cha mình học chữ Hán. Vào năm 1901 khi mẹ Bác Hồ qua đời thì cha Bác Hồ đã đưa hai anh em về quê nội ở làng Sen sinh sống. Theo phong tục của làng, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên hai con trai mình, Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành, với mong muốn hai con sau này sẽ thành đạt. Năm 18 tuổi Nguyễn Tất Thành đã làm đơn xin vào học ở trường Quốc học Huế. Tháng 5 – 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế của nhân dân Trung kì. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm thông dịch viên tiếng Pháp cho phong trào cùng với anh trai của mình. Nhờ đó mà Nguyễn Tất Thành đã hiểu rõ nỗi nhục của một người dân mất nước khi chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, thậm chí là bắn giết người dân quê mình. Để rồi từ đó, Người nung nấu một ý định là đi ra nước ngoài để tìm hiểu những từ tự do, bình đẳng, bác ái mà mình đã học từ nền văn minh Pháp. Năm 1909 Nguyễn Tất Thành hoàn thành bậc trung học tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định. Sau đó Người bắt đầu vào Sài Gòn và dừng chân tại Phan Thiết năm 1910 và xin làm giáo viên cho trường tư thục Dục Thanh, tại đây Người dạy thể dục và tiếng Hán. Năm 1911, Người theo một con tàu buôn rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Đầu tháng 6 – 1911, Người đến cảng Nhà Rồng và xin làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp mang tên Amiral Lautouche Reville, Người lấy tên là Văn Ba. Ngày 5 – 6 – 1911, Người chính thức rời cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi qua rất nhiều nước. Ngày 6 – 7 – 1911 lần đầu tiên Người đến cảng Macxay của Pháp và ở lại đây khoảng 1 tháng. Ngày 15 – 9 – 1911 Người làm đơn xin vào học trường thuộc địa Pháp nhưng không được Pháp chấp nhận, đành đáp tàu từ Pháp trở về Đông Dương. Từ Sài Gòn Người đã đi tiếp qua các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, qua Châu Phi, qua các hải cảng Angiêri, Cônggô,…Năm 1912 Người đến đến New York và sống ở đây khoảng 1 năm. Cuối năm 1913, Người trở lại Pháp sau đó sang Anh sinh sống tại Luân Đôn. Tại đây, Người sống bằng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài " Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng" Đề tài: Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những đóng góp của Người cho cách mạng Việt Nam trong suốt 79 năm hoạt động cách mạng. 1. Cuộc đời và sự nghiệp chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta. Trước sức mạnh quân sự của thực dân Pháp cùng với sự bất lực của mình, triều đình nhà Nguyễn đã lần lượt ký với Pháp các hiệp ước năm 1862, hiệp ước năm 1874, và hiệp ước Patơnôt năm 1884, chính thức công nhận Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Từ đây, nhân dân ta phải chịu hai tầng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một bậc nhân tài với một đường lối đúng đắn để giải phóng đất nước. Ngày 19 – 5 – 1890, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Bác Hồ đã ra đời trong một gia đình nhà nho yêu nước gốc nông dân, với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy, 1862 – 1929) quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân từ một gia đình nông dân, học trò của nhà nho Hoàng Xuân Đường. Đỗ Cử nhân năm 1894, đỗ Phó bản năm 1901. Tháng 5 – 1906, ông được bổ nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ, tháng 7 – 1909 được cử làm Tri huyện Bình Khê, Bình Định. Vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối bọn quan lại, tay sai và thực dân Pháp, bênh vực người nghèo, nên ngày 17 – 1 – 1910 ông bị triệu hồi về Huế. Ngày 19 – 5 – 1910 ông bị Hội đồng Nhiếp chính cách chức, xử phạt 100 trượng, sau đó án phạt được đổi thành giáng 4 cấp từ Tòng Thất phẩm xuống dân thường. Ông trở lại Huế dạy học và đi vào các tỉnh Nam Bộ, liên lạc với các sĩ phu bàn về việc nước. Năm 1927, ông về Cao Lãnh làm nghề bốc thuốc, sống cuộc đời thanh bạch đến ngày qua đời. Hiện nay mộ của ông được an tán tại Cao Lãnh – Đồng Tháp. Cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901) là thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con của nhà nho Hoàng Xuân Đường, quê ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làm nghề nông và dệt vải, bà là người phụ nữ rất nhân hậu và đảm đang, suốt đời cần mẫn làm việc, nuôi chồng ăn học, nuôi dạy các con. Bà qua đời 10 – 2 – 1901. Hiện nay mộ của bà được an tán tại quê nhà. Bác có anh là Nguyễn Sinh Khiêm, chị là Nuyễn Thị Thanh, cả hai ông bà đã tham gia rất tích cực trong phong trào chống Pháp nên nhiều lần bị Pháp bắt tù khổ sai, cuối đời thì cả hai ông bà đều mất tại quê nhà. Và cậu em út là Nguyễn Sinh Xin nhưng đã mất khi tròn 1 tuổi. Bác Hồ là người con thứ ba trong gia đình, thuở nhỏ Bác rất thông minh, ham học. Lên 5 tuổi thì Bác theo cha mẹ vào Huế sinh sống, lên 8 tuổi gia đình khó khăn, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đưa hai con trai mình vào ở nhờ nhà ông Nguyễn Sĩ Quyến. Tại đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã mở lớp dạy chữ Hán cho nhân dân trong vùng và Bác Hồ đã theo cha mình học chữ Hán. Vào năm 1901 khi mẹ Bác Hồ qua đời thì cha Bác Hồ đã đưa hai anh em về quê nội ở làng Sen sinh sống. Theo phong tục của làng, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên hai con trai mình, Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành, với mong muốn hai con sau này sẽ thành đạt. Năm 18 tuổi Nguyễn Tất Thành đã làm đơn xin vào học ở trường Quốc học Huế. Tháng 5 – 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế của nhân dân Trung kì. Tại đây Nguyễn Tất Thành làm thông dịch viên tiếng Pháp cho phong trào cùng với anh trai của mình. Nhờ đó mà Nguyễn Tất Thành đã hiểu rõ nỗi nhục của một người dân mất nước khi chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, thậm chí là bắn giết người dân quê mình. Để rồi từ đó, Người nung nấu một ý định là đi ra nước ngoài để tìm hiểu những từ tự do, bình đẳng, bác ái mà mình đã học từ nền văn minh Pháp. Năm 1909 Nguyễn Tất Thành hoàn thành bậc trung học tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định. Sau đó Người bắt đầu vào Sài Gòn và dừng chân tại Phan Thiết năm 1910 và xin làm giáo viên cho trường tư thục Dục Thanh, tại đây Người dạy thể dục và tiếng Hán. Năm 1911, Người theo một con tàu buôn rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Đầu tháng 6 – 1911, Người đến cảng Nhà Rồng và xin làm phụ bếp trên một tàu buôn của Pháp mang tên Amiral Lautouche Reville, Người lấy tên là Văn Ba. Ngày 5 – 6 – 1911, Người chính thức rời cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi qua rất nhiều nước. Ngày 6 – 7 – 1911 lần đầu tiên Người đến cảng Macxay của Pháp và ở lại đây khoảng 1 tháng. Ngày 15 – 9 – 1911 Người làm đơn xin vào học trường thuộc địa Pháp nhưng không được Pháp chấp nhận, đành đáp tàu từ Pháp trở về Đông Dương. Từ Sài Gòn Người đã đi tiếp qua các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, qua Châu Phi, qua các hải cảng Angiêri, Cônggô,…Năm 1912 Người đến đến New York và sống ở đây khoảng 1 năm. Cuối năm 1913, Người trở lại Pháp sau đó sang Anh sinh sống tại Luân Đôn. Tại đây, Người sống bằng ...
Tài liệu liên quan:
-
Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
25 trang 520 13 0 -
PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3 trang 340 0 0 -
BÀI THUYẾT TRÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN
11 trang 205 0 0 -
CHẨN ĐOÁN XQUANG GAN VÀ ĐƯỜNG MẬT
11 trang 196 0 0 -
Giáo trình Nguyên tắc phương pháp thẩm định giá (phần 1)
9 trang 165 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi và đáp án Đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam
27 trang 104 0 0 -
Tiểu luận triết học - Việt Nam trong xu thế hội nhập và phát triển dưới con mắt triết học
38 trang 94 0 0 -
bài thu hoạch tư tưởng Hồ Chí Minh
8 trang 90 0 0 -
Đề thi môn tài chính doanh nghiệp
5 trang 80 1 0 -
14 trang 78 0 0