Đề tài: GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 158.28 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận chứng cho giá trị bền vững của học thuyết Mác về hình thái kinh tế – xã hội, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và phân tích cơ sở khoa học đúng đắn trong quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác, nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết này, quan niệm của C.Mác về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội với tư cách một quá trình lịch sử – tự nhiên và khả năng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI " Nghiên cứu triết học Đề tài: GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI NGUYỄN DUY QUÝ(*) Luận chứng cho giá trị bền vững của học thuyết Mác về h ình thái kinh tế – xã hội, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và phân tích cơ sở khoa học đúng đắn trong quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác, nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết này, quan niệm của C.Mác về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội với tư cách một quá trình lịch sử – tự nhiên và khả năng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam. Từ khi chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch của chủ nghĩa Mác -Lênin, của chủ nghĩa xã hội càng có dịp vu cáo, xuyên tạc hòng bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lý luận bị công kích từ nhiều phía. Hơn lúc nào hết, những người cách mạng phải đấu tranh với các quan điểm thù địch nhằm bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng. 1. Quan điểm duy vật về lịch sử và khái niệm hình thái kinh tế - xã hội Trước C.Mác, các nhà xã hội học, triết học đã không thể giải thích một cách khoa học sự vận động theo quy luật khách quan của lịch sử hay vấn đề phân kỳ lịch sử xã hội. Chẳng hạn, nhà xã hội học Italia là Vicô (1668 - 1744) đã phân chia các thời kỳ lịch sử như phân chia các giai đoạn của một vòng đời: thơ ấu, thanh niên, thành niên và tuổi già. Nhà triết học duy tâm Đức - Hêghen (1770 - 1831) lại phân chia lịch sử loài người thành ba thời kỳ chủ yếu - phương Đông, Cổ đại và Giécmani. Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp - Phuriê (1771 - 1837) đã chia tiến trình lịch sử thành bốn thời kỳ - mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Nhà nhân chủng học Henry Moócgan (1818 - 1881) thì phân chia lịch sử thành ba thời kỳ chính - mông muội, dã man và văn minh. Những cách phân kỳ như vậy không đem lại cách nhìn khoa học về một xã hội cụ thể. Đến C.Mác, khi dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết quá trình lịch sử, ông đã đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và hình thành học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội với những nội dung chính sau đây: Thứ nhất, thừa nhận sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất xã hội là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người, đó là cái phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người và loài súc vật. Sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Trong hiện thực, ba quá trình này của sản xuất không tách biệt nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai tr ò nền tảng, là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển xã hội và xét đến cùng, nó là cái quy định và quyết định toàn bộ đời sống xã hội. Thứ hai, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. C.Mác viết: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp(1). Như vậy, theo C.Mác, lực lượng sản xuất, xét đến c ùng, là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi ph ương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội. Thứ ba, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Trong quan niệm của C.Mác, quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, mặc dù kiến trúc thượng tầng có khả năng tác độn g trở lại đối với cơ sở hạ tầng. C.Mác viết: Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất... Nếu ta không thể nhận định về con người căn cứ vào ý kiến của chính người đó đối với bản thân, thì ta cũng không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội(2). Từ những quan điểm cơ bản này, C.Mác đi đến một kết luận hết sức khái quát là: Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó(3). Từ đó, có thể đi tới định nghĩa hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy(4). 2. Ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Xét trong bối cảnh lịch sử của khoa học xã hội nói chung và triết học nói riêng, có thể nói, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác ra đời là một cuộc các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI " Nghiên cứu triết học Đề tài: GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA HỌC THUYẾT MÁC VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI NGUYỄN DUY QUÝ(*) Luận chứng cho giá trị bền vững của học thuyết Mác về h ình thái kinh tế – xã hội, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và phân tích cơ sở khoa học đúng đắn trong quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác, nội dung khái niệm hình thái kinh tế – xã hội, ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết này, quan niệm của C.Mác về sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội với tư cách một quá trình lịch sử – tự nhiên và khả năng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam. Từ khi chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch của chủ nghĩa Mác -Lênin, của chủ nghĩa xã hội càng có dịp vu cáo, xuyên tạc hòng bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là một trọng điểm lý luận bị công kích từ nhiều phía. Hơn lúc nào hết, những người cách mạng phải đấu tranh với các quan điểm thù địch nhằm bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng. 1. Quan điểm duy vật về lịch sử và khái niệm hình thái kinh tế - xã hội Trước C.Mác, các nhà xã hội học, triết học đã không thể giải thích một cách khoa học sự vận động theo quy luật khách quan của lịch sử hay vấn đề phân kỳ lịch sử xã hội. Chẳng hạn, nhà xã hội học Italia là Vicô (1668 - 1744) đã phân chia các thời kỳ lịch sử như phân chia các giai đoạn của một vòng đời: thơ ấu, thanh niên, thành niên và tuổi già. Nhà triết học duy tâm Đức - Hêghen (1770 - 1831) lại phân chia lịch sử loài người thành ba thời kỳ chủ yếu - phương Đông, Cổ đại và Giécmani. Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp - Phuriê (1771 - 1837) đã chia tiến trình lịch sử thành bốn thời kỳ - mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Nhà nhân chủng học Henry Moócgan (1818 - 1881) thì phân chia lịch sử thành ba thời kỳ chính - mông muội, dã man và văn minh. Những cách phân kỳ như vậy không đem lại cách nhìn khoa học về một xã hội cụ thể. Đến C.Mác, khi dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết quá trình lịch sử, ông đã đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và hình thành học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội với những nội dung chính sau đây: Thứ nhất, thừa nhận sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất xã hội là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người, đó là cái phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người và loài súc vật. Sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Trong hiện thực, ba quá trình này của sản xuất không tách biệt nhau, trong đó sản xuất vật chất giữ vai tr ò nền tảng, là cơ sở cho sự tồn tại, phát triển xã hội và xét đến cùng, nó là cái quy định và quyết định toàn bộ đời sống xã hội. Thứ hai, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. C.Mác viết: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp(1). Như vậy, theo C.Mác, lực lượng sản xuất, xét đến c ùng, là cái đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi ph ương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội. Thứ ba, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Trong quan niệm của C.Mác, quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, mặc dù kiến trúc thượng tầng có khả năng tác độn g trở lại đối với cơ sở hạ tầng. C.Mác viết: Không thể lấy bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất... Nếu ta không thể nhận định về con người căn cứ vào ý kiến của chính người đó đối với bản thân, thì ta cũng không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội(2). Từ những quan điểm cơ bản này, C.Mác đi đến một kết luận hết sức khái quát là: Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó(3). Từ đó, có thể đi tới định nghĩa hình thái kinh tế - xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy(4). 2. Ý nghĩa khoa học và cách mạng của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội Xét trong bối cảnh lịch sử của khoa học xã hội nói chung và triết học nói riêng, có thể nói, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác ra đời là một cuộc các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh tế xã hội nghiên cứu triết học báo cáo khoa học đường lối cách mạng chủ nghĩa xã hội triết học mác lênin kinh tế chính trịGợi ý tài liệu liên quan:
-
63 trang 292 0 0
-
112 trang 291 0 0
-
13 trang 262 0 0
-
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 220 0 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 218 0 0 -
4 trang 201 0 0
-
Bộ Luật Lao động Của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
108 trang 196 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường: Hệ thống giám sát báo trộm cho xe máy
63 trang 189 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tội ác và hình phạt của Dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm
70 trang 189 0 0