![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Đề tài: GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 278.18 KB
Lượt xem: 1
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm về “nghĩa” - một trong những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ, đồng thời chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử về phạm trù này. Ngoài ra, bài viết còn phân tích quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”, chỉ ra những giá trị tích cực cũng như những hạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ " Nghiên cứu triết họcĐề tài: GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ“NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾTCHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲNGUYỄN THỊ LUẬN (*)Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm về “nghĩa” - một trong những phạm trùcơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ, đồng thời chỉra những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tửvà Tuân Tử về phạm trù này. Ngoài ra, bài viết còn phân tích quan niệm củaNho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”, chỉ ra những giá trị tích cực cũng như nhữnghạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”.“Nghĩa” là một trong những phạm trù cơ bản của học thuyết chính trị - đạođức của Nho giáo sơ kỳ - học thuyết ra đời với kỳ vọng củng cố, duy trì địa vịcủa các giai tầng trong xã hội. Từ thời Hán trở đi, học thuyết này đã đóng vaitrò nòng cốt trong hệ tư tưởng của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Cùngvới “nhân”, “lễ”, “trí, “tín, phạm trù “nghĩa” với tư cách một phạm trù đạođức được Khổng Tử và các học trò của ông phát triển thành đạo nghĩa, điềuđó chứng tỏ nội hàm của nó rất phong phú. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy cầntiếp tục nghiên cứu phạm trù nghĩa là ở chỗ, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳcó đồng nhất với nhau trong quan niệm về nghĩa hay không? Văn cảnh màphạm trù đó được xem xét và nhấn mạnh là chính trị, đạo đức hay cả hai? Vaitrò của nghĩa trong đời sống tinh thần của xã hội như thế nào? Bài viết nàytập trung nghiên cứu những vấn đề đó nhằm làm rõ những phương diện cơ bảncủa phạm trù nghĩa.Trong Từ điển Bách khoa thư triết học Trung Quốc do Nhà xuất bản Mưsli,Mátxcơva ấn hành năm 1994, mục từ nghĩa giải thích rằng, nghĩa (義, 义) làbổn phận/chính nghĩa, là sự công bằng mang tính bổn phận (bổn phận, tinhthần trách nhiệm, công bằng, vinh hạnh, chính đáng, nguy ên tắc, ý nghĩa), làmột trong những phạm trù cơ bản của triết học Trung Quốc, đặc biệt là củaNho giáo… Xét về mặt từ nguyên, phạm trù này được cấu thành từ hai chữngã (我?) và chữ dương (dê 羊), trong đó chữ dương có mặt trong chữ thiện(善) và chữ mỹ (美?), điều đó phản ánh quan niệm về các giá trị chuẩn đượcchấp nhận phổ biến của nghĩa như là tình cảm trong lòng người(1). Các tácgiả công trình Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa của dân tộc thì chorằng, chữ ngã đặt dưới chữ dương (dê, chỉ bầy đàn, cộng đồng) mang ý nghĩasâu xa là cá nhân đặt cộng đồng lên trên, là tôn trọng cộng đồng, vì cộng đồngmà tuân thủ đạo nghĩa(2). Theo chúng tôi, cả hai cách giải thích trên đều có ýnghĩa về mặt từ nguyên, tuy nhiên, trong tư tưởng của Nho giáo thì nghĩa củatừ được phát triển và ứng dụng rộng hơn nhiều.1. Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ.Trong tư tưởng Khổng Tử (551-479 TCN), nghĩa không được hiểu một cáchchuyên biệt như các phạm trù đạo đức cơ bản khác: nhân, lễ, chính danh. Tuynhiên, khi nói đến nhân, ông đã trình bày sự liên đới của nó tới nghĩa. Có thểnói, trong tư tưởng của Khổng Tử, nhân đã hàm chứa nội dung của nghĩa.Trong Đại học, cuốn kinh điển từng được Khổng Tử san định, đã đề cập đếnphạm trù nghĩa. Thực hiện đạo nghĩa, theo Khổng Tử, là người trên (chỉ địavị và tuổi tác của những cá nhân) làm gương cho người khác. Ông khẳngđịnh: Chưa hề có chuyện người trên ưa thích điều nhân mà người dưới lạichẳng ưa thích điều nghĩa. Chưa hề có chuyện ưa thích điều nghĩa mà côngviệc của mình chẳng có kết quả. Chưa hề có chuyện gom góp và cất giữ củacải mà của cải lại chẳng có gì vậy [Đại học, 11]. Những cá nhân biết làmgương đó, khi nắm quyền trị nước, là đại diện cho nhà nước, phải biết đượcrằng, nhà nước không coi điều lợi là có ích, mà coi điều nghĩa là có ích vậy[Đại học, 11].Từ đây, có một vấn đề đặt ra là, do đâu mà có tình trạng tham ô, nhũng nhiễuở những người cầm quyền? Khổng Tử không đi sâu phân tích căn nguyên củabệnh tham nhũng, mà chỉ đặt đối lập hai hạng người với nhau trong xã hội,một bên là quân tử, đại diện cho tầng lớp trên, có phẩm chất tốt đẹp của nhân,có năng lực tư duy sắc sảo, biết phân biệt phải trái (trí) và dũng cảm làm việcnghĩa (dũng); còn một bên là tiểu nhân chỉ hám lợi, không biết sợ và do đó,không có điều gì mà không dám làm. Ông đã chỉ ra nguyên nhân của cănbệnh trên dù đó chỉ là những biểu hiện nhân vi cụ thể: người đứng đầu nhànước chỉ lo vơ vét tài sản, ắt là do tiểu nhân xúi giục. Nó khéo tán rằng, việclàm của vua là tốt. Tiểu nhân mà khiến điều khiển đất nước, đủ thứ tai hại xảytới. Tuy có người thiện, cũng chẳng biết làm sao (chịu bó tay). Thế gọi là nhànước không coi điều lợi là có ích, mà coi điều nghĩa là có ích [Đại học, 11].Trong Luận ngữ, chúng ta gặp khoảng 24 lần Khổng Tử sử dụng chữ nghĩa.Chẳng hạn, ông nói, “Thấy được lợi, nghĩ tới nghĩa” [Luận ngữ, Quí thị, 10].Nghĩa ở đây đóng vai trò điều chỉnh hành vi của con người, cảnh tỉnh conngười nên hay không nên, được phép hay không được phép làm điều gì đó cóphù hợp với đạo nghĩa hay không. Ngay đến người quân tử, dù bản chất cócan đảm đến mấy, cũng phải đặt nghĩa lên trên. Tử Lộ hỏi rằng, “Ngườiquân tử có chuộng đức dũng không?” Khổng Tử nói rằng, “Người quân tử coiđiều nghĩa là trên hết. Quân tử có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm loạn,tiểu nhân có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm trộm cướp” [Luận ngữ,Dương hoá, 22].Qua những dẫn chứng trên cho thấy, Khổng Tử là người rất đề cao đạo nghĩa,mong muốn để nghĩa trở thành bổn phận, thành nghĩa vụ của người quân tử,là sự gắn bó giữa bản thân mình và cộng đồng, là bổn phận của mình đối vớicộng đồng”(3). Không những vậy, bản thân Khổng Tử là một tấm gương vìđạo nghĩa; dù biết sẽ rất khó khăn, thậm chí bị thiên hạ chê bai, cho là ảotưởng, ông vẫn quyết chí làm. Điều đó được thể hiện qua những năm ông chudu thiên hạ để truyền bá học thuyết chính trị - đạo đức của mình. Mặc dù bịthất bại, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ " Nghiên cứu triết họcĐề tài: GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ“NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲ GÓP PHẦN TÌM HIỂU PHẠM TRÙ “NGHĨA” TRONG HỌC THUYẾTCHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC CỦA NHO GIÁO SƠ KỲNGUYỄN THỊ LUẬN (*)Bài viết góp phần làm sáng tỏ thêm về “nghĩa” - một trong những phạm trùcơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo sơ kỳ, đồng thời chỉra những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tửvà Tuân Tử về phạm trù này. Ngoài ra, bài viết còn phân tích quan niệm củaNho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”, chỉ ra những giá trị tích cực cũng như nhữnghạn chế trong quan niệm của Nho giáo sơ kỳ về “đạo nghĩa”.“Nghĩa” là một trong những phạm trù cơ bản của học thuyết chính trị - đạođức của Nho giáo sơ kỳ - học thuyết ra đời với kỳ vọng củng cố, duy trì địa vịcủa các giai tầng trong xã hội. Từ thời Hán trở đi, học thuyết này đã đóng vaitrò nòng cốt trong hệ tư tưởng của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Cùngvới “nhân”, “lễ”, “trí, “tín, phạm trù “nghĩa” với tư cách một phạm trù đạođức được Khổng Tử và các học trò của ông phát triển thành đạo nghĩa, điềuđó chứng tỏ nội hàm của nó rất phong phú. Tuy nhiên, điều chúng tôi thấy cầntiếp tục nghiên cứu phạm trù nghĩa là ở chỗ, các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳcó đồng nhất với nhau trong quan niệm về nghĩa hay không? Văn cảnh màphạm trù đó được xem xét và nhấn mạnh là chính trị, đạo đức hay cả hai? Vaitrò của nghĩa trong đời sống tinh thần của xã hội như thế nào? Bài viết nàytập trung nghiên cứu những vấn đề đó nhằm làm rõ những phương diện cơ bảncủa phạm trù nghĩa.Trong Từ điển Bách khoa thư triết học Trung Quốc do Nhà xuất bản Mưsli,Mátxcơva ấn hành năm 1994, mục từ nghĩa giải thích rằng, nghĩa (義, 义) làbổn phận/chính nghĩa, là sự công bằng mang tính bổn phận (bổn phận, tinhthần trách nhiệm, công bằng, vinh hạnh, chính đáng, nguy ên tắc, ý nghĩa), làmột trong những phạm trù cơ bản của triết học Trung Quốc, đặc biệt là củaNho giáo… Xét về mặt từ nguyên, phạm trù này được cấu thành từ hai chữngã (我?) và chữ dương (dê 羊), trong đó chữ dương có mặt trong chữ thiện(善) và chữ mỹ (美?), điều đó phản ánh quan niệm về các giá trị chuẩn đượcchấp nhận phổ biến của nghĩa như là tình cảm trong lòng người(1). Các tácgiả công trình Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa của dân tộc thì chorằng, chữ ngã đặt dưới chữ dương (dê, chỉ bầy đàn, cộng đồng) mang ý nghĩasâu xa là cá nhân đặt cộng đồng lên trên, là tôn trọng cộng đồng, vì cộng đồngmà tuân thủ đạo nghĩa(2). Theo chúng tôi, cả hai cách giải thích trên đều có ýnghĩa về mặt từ nguyên, tuy nhiên, trong tư tưởng của Nho giáo thì nghĩa củatừ được phát triển và ứng dụng rộng hơn nhiều.1. Phạm trù nghĩa trong tư tưởng của các nhà sáng lập Nho giáo sơ kỳ.Trong tư tưởng Khổng Tử (551-479 TCN), nghĩa không được hiểu một cáchchuyên biệt như các phạm trù đạo đức cơ bản khác: nhân, lễ, chính danh. Tuynhiên, khi nói đến nhân, ông đã trình bày sự liên đới của nó tới nghĩa. Có thểnói, trong tư tưởng của Khổng Tử, nhân đã hàm chứa nội dung của nghĩa.Trong Đại học, cuốn kinh điển từng được Khổng Tử san định, đã đề cập đếnphạm trù nghĩa. Thực hiện đạo nghĩa, theo Khổng Tử, là người trên (chỉ địavị và tuổi tác của những cá nhân) làm gương cho người khác. Ông khẳngđịnh: Chưa hề có chuyện người trên ưa thích điều nhân mà người dưới lạichẳng ưa thích điều nghĩa. Chưa hề có chuyện ưa thích điều nghĩa mà côngviệc của mình chẳng có kết quả. Chưa hề có chuyện gom góp và cất giữ củacải mà của cải lại chẳng có gì vậy [Đại học, 11]. Những cá nhân biết làmgương đó, khi nắm quyền trị nước, là đại diện cho nhà nước, phải biết đượcrằng, nhà nước không coi điều lợi là có ích, mà coi điều nghĩa là có ích vậy[Đại học, 11].Từ đây, có một vấn đề đặt ra là, do đâu mà có tình trạng tham ô, nhũng nhiễuở những người cầm quyền? Khổng Tử không đi sâu phân tích căn nguyên củabệnh tham nhũng, mà chỉ đặt đối lập hai hạng người với nhau trong xã hội,một bên là quân tử, đại diện cho tầng lớp trên, có phẩm chất tốt đẹp của nhân,có năng lực tư duy sắc sảo, biết phân biệt phải trái (trí) và dũng cảm làm việcnghĩa (dũng); còn một bên là tiểu nhân chỉ hám lợi, không biết sợ và do đó,không có điều gì mà không dám làm. Ông đã chỉ ra nguyên nhân của cănbệnh trên dù đó chỉ là những biểu hiện nhân vi cụ thể: người đứng đầu nhànước chỉ lo vơ vét tài sản, ắt là do tiểu nhân xúi giục. Nó khéo tán rằng, việclàm của vua là tốt. Tiểu nhân mà khiến điều khiển đất nước, đủ thứ tai hại xảytới. Tuy có người thiện, cũng chẳng biết làm sao (chịu bó tay). Thế gọi là nhànước không coi điều lợi là có ích, mà coi điều nghĩa là có ích [Đại học, 11].Trong Luận ngữ, chúng ta gặp khoảng 24 lần Khổng Tử sử dụng chữ nghĩa.Chẳng hạn, ông nói, “Thấy được lợi, nghĩ tới nghĩa” [Luận ngữ, Quí thị, 10].Nghĩa ở đây đóng vai trò điều chỉnh hành vi của con người, cảnh tỉnh conngười nên hay không nên, được phép hay không được phép làm điều gì đó cóphù hợp với đạo nghĩa hay không. Ngay đến người quân tử, dù bản chất cócan đảm đến mấy, cũng phải đặt nghĩa lên trên. Tử Lộ hỏi rằng, “Ngườiquân tử có chuộng đức dũng không?” Khổng Tử nói rằng, “Người quân tử coiđiều nghĩa là trên hết. Quân tử có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm loạn,tiểu nhân có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm trộm cướp” [Luận ngữ,Dương hoá, 22].Qua những dẫn chứng trên cho thấy, Khổng Tử là người rất đề cao đạo nghĩa,mong muốn để nghĩa trở thành bổn phận, thành nghĩa vụ của người quân tử,là sự gắn bó giữa bản thân mình và cộng đồng, là bổn phận của mình đối vớicộng đồng”(3). Không những vậy, bản thân Khổng Tử là một tấm gương vìđạo nghĩa; dù biết sẽ rất khó khăn, thậm chí bị thiên hạ chê bai, cho là ảotưởng, ông vẫn quyết chí làm. Điều đó được thể hiện qua những năm ông chudu thiên hạ để truyền bá học thuyết chính trị - đạo đức của mình. Mặc dù bịthất bại, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thuyết chính trị nghiên cứu triết học đường lối cách mạng chủ nghĩa xã hội triết học mác lênin kinh tế chính trịTài liệu liên quan:
-
112 trang 301 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 233 0 0 -
4 trang 228 0 0
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 182 0 0 -
19 trang 176 0 0
-
23 trang 169 0 0
-
Tiểu luận: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
36 trang 158 0 0 -
Tiểu luận Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 trang 157 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 151 0 0 -
36 trang 151 0 0