Danh mục

Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô Hoài qua chuyện cũ Hà Nội

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.69 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác phẩm không chỉ thể hiện góc nhìn đa chiều của ông như một nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa về Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, mà còn cho thấy những nét nổi bật về phong cách nghệ thuật Tô Hoài, đặc biệt là ở vấn đề giao thoa thể loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tô Hoài qua chuyện cũ Hà NộiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 67 ĐỀ TÀI HÀ NỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI QUA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI Tạ Diễm My Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Tô Hoài là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, trong sự nghiệp cầm bút của mình, ông đã để lại hàng trăm tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút kí, hồi kí... Với mỗi mảng sáng tác, nhà văn đều có những tác phẩm ghi được dấu ấn đậm nét, song ở thể hồi kí, “Chuyện cũ Hà Nội” nổi lên như một trường hợp đặc biệt. Tác phẩm đã khẳng định đề tài viết về Hà Nội là nguồn cảm hứng xuyên suốt, được định hình trong suốt sự nghiệp cầm bút của Tô Hoài. Tác phẩm không chỉ thể hiện góc nhìn đa chiều của ông như một nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa về Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ đến hiện tại, mà còn cho thấy những nét nổi bật về phong cách nghệ thuật Tô Hoài, đặc biệt là ở vấn đề giao thoa thể loại. Từ khóa: Tô Hoài, Hà Nội, hồi kí, phóng sự Nhận bài ngày 10.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.8.2019 Liên hệ tác giả: Tạ Diễm My; Email: diemmy28@gmail.com1. MỞ ĐẦU Tìm hiểu mảng sáng tác về Hà Nội của Tô Hoài, trước hết hãy lần giở lại một bài báocủa Tô Hoài trên báo Văn nghệ số 41 (tháng 10/1984), ông viết: “Hà Nội hầu như là nơiphát sinh những câu chuyện hay nhất đời còn kể lại của dân tộc và đất nước, từ thời truyềnthuyết. Những câu chuyện đẹp ngoài nghìn năm mà vẫn còn nguyên tên đất tên người đếntận ngày nay. Một cộng đồng người ở một vùng đất nước chung đúc lại như từ trước tớinay, nhất định lịch sử và đặc điểm sâu sắc, đậm nét tới mọi mặt hôm nay”. Và trong suốtbài viết của mình, Tô Hoài muốn gửi gắm một thông điệp cổ vũ sâu sắc tới các nhà vănhiện đại, hãy viết về Hà Nội - “mảng đề tài quan trọng trong toàn bộ các đề tài trên cảnước” [1]. Tô Hoài đã “nêu gương”, một sự nêu gương sống động và tự nhiên như hơi thở, vớicác sáng tác về Hà Nội xuyên suốt trong mạch văn và đời văn của mình. Sống động, bởiHà Nội đã gắn bó với ông như máu thịt. Tự truyện, hồi kí về Hà Nội chiếm một vị trí quantrọng trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, thể hiện một nét riêng của nhà văn ở mảngsáng tác kí, với “muôn chuyện đời thường” về Hà Nội qua đôi mắt của “người ven thành”,68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘItừ kí ức tuổi thơ, đến khi là người thanh niên hăng hái bước vào cuộc sống mới. Với cảmquan hiện thực - lịch sử, Tô Hoài viết về Hà Nội bằng cái nhìn của một phóng viên, nhànghiên cứu văn hoá. Ông từng viết, “Tôi không phải chỉ chăm chăm ních tài liệu để dànhvề nhà sáng tác. Một nhà văn Pháp nói: Muốn thành người viết tiểu thuyết, trước nhất phảilà một phóng viên” [2]. Với tâm niệm ấy, mỗi sáng tác của Tô Hoài đều là sự ghi chép chitiết và khúc chiết về sự kiện, tình huống dưới góc nhìn của một “phóng viên”. Trước hết phải khẳng định thêm rằng, Tô Hoài viết về Hà Nội bằng cái nhìn đa chiều,kết nối từ quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, có thểthấy đề tài về Hà Nội đã xuất hiện từ các tự truyện tuổi hai mươi của ông. Những nămtháng ấu thơ ở một ngôi làng Hà Nội ven đô được ông ghi lại trong Cỏ dại, Mùa hạ đến,mùa xuân đi... Nhà nghiên cứu Vân Thanh nhận xét những tự truyện này của ông mang“giọng điệu trầm buồn, đôi khi chua xót” [3]. Quãng đời thơ ấu của “thằng cu Bưởi”, mộtcậu bé quê ở ngoại thành, hiền lành, nhút nhát, giàu tình cảm, phải rời làng ra Kẻ Chợ, đi ởcho nhà người thân. Từ quê ra tỉnh, chứng kiến cuộc sống náo nhiệt nhưng cũng nhiều góctối nơi thành thị, bao màu sắc từ cuộc đời thực va đập vào cảm quan của nhân vật, biếnnhững kí ức về anh kẹo xóc, bác phu trạm, cô gái làm tiền... tuy được mô tả rất chấm phá,nhưng lại in sâu vào kí ức người đọc, đọng lại một nỗi buồn mênh mông về kiếp người trôinổi nơi phố thị. Năm 2015, trong hội thảo “Tô Hoài - một nhà văn, một đời người” diễn ra tại Hà Nộinhân kỉ niệm một năm ngày mất của ông, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ:“Riêng với Hà Nội, sự nghiệp văn chương của Tô Hoài là một kho báu. Nhờ ông, mộtngười chưa biết Hà Nội chỉ đọc riêng các sách của ông về chốn kinh thành này thôi đã đủđể hiểu Hà Nội là gì và thế nào. Nhờ ông, các thế hệ mai sau muốn tìm hiểu, muốn phụcdựng, muốn làm lịch sử, nghệ thuật về Hà Nội đều có tư liệu của một chứng nhân đáng tincậy. Nhờ ông, phần xác và phần hồn của Hà Nội hiện tại không bị cắt lìa với quá khứ vànhững ai biết đọc ông sẽ hiểu Hà Nội hơn, yêu Hà Nội hơn, và biết đối xử với Hà Nội cóvăn hóa hơn”.2. NỘI DUNG2.1. Chuyện cũ Hà Nội và vấn đề giao thoa thể loại Bàn về thể loại của Chuyện cũ Hà N ...

Tài liệu được xem nhiều: