Danh mục

ĐỀ TÀI Hệ lụy vĩ mô của chính sách công nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.59 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,500 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này xem xét mối liên hệ giữa tình trạng vĩ mô với chính sách công nghiệp của Việt Nam trong sự đối chiếu với kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực. Phát hiện chính của bài viết là mô hình phát triển công nghiệp hiện nay là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những mất cân đối vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Tương tự như mô hình tăng trưởng, mô hình phát triển công nghiệp ở Việt Nam dựa chủ yếu vào đầu tư, nhưng đầu tư lại kém...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI " Hệ lụy vĩ mô của chính sách công nghiệp ở Việt Nam " Hệ lụy vĩ mô của chính sách công nghiệp ở Việt Nam Vũ Thành Tự Anh Chương trình giảng dạy kinh tế FulbrightTóm tắt:Bài viết này xem xét mối liên hệ giữa tình trạng vĩ mô với chính sách công nghiệp củaViệt Nam trong sự đối chiếu với kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực. Pháthiện chính của bài viết là mô hình phát triển công nghiệp hiện nay là một nguyên nhântrực tiếp dẫn đến những mất cân đối vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Tươngtự như mô hình tăng trưởng, mô hình phát triển công nghiệp ở Việt Nam dựa chủ yếu vàođầu tư, nhưng đầu tư lại kém hiệu quả. Kết quả là thiếu hụt tiết kiệm ngày càng lớn, thâmhụt ngân sách ngày càng sâu, và lạm phát đã trở thành cái bóng đi theo tăng trưởng. Nếunhững mất cân đối này không được giải quyết, chúng sẽ dẫn tới việc tiền đồng tiếp tục bịmất giá và dự trữ ngoại hối bị giảm, đe dọa trực tiếp tới sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế. 1Khái niệm về chính sách công nghiệp ở Việt NamỞ Việt Nam, mặc dù công nghiệp hóa là một mục tiêu phát triển bao trùm nhưng rất khótìm thấy một sự trình bày dù chỉ là tương đối đầy đủ và có hệ thống về chiến lược vàchính sách công nghiệp trong bất kỳ một văn bản chính thức nào của Bộ Công Thương(MOIT), cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạch định chính sách công nghiệp củaChính phủ. Mặc dù trên trang web của MOIT có thể tìm thấy hàng chục văn bản chiếnlược, hàng trăm quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình … nhưng những văn bản nàythường không đáp ứng được yêu cầu của điều hành chính sách. Một ví dụ điển hình làmặc dù mục tiêu “đến năm 2002 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại” được đề ra từ 10 năm nay, song đến thời điểm này, chưa hề có bất kỳ một sựgiải thích đầy đủ về nội hàm và cách đo lường mục tiêu này. Bên cạnh đó, chiến lược đasố thiếu tầm nhìn, không có trọng tâm, và vì vậy không xác định được thứ tự ưu tiên củanhững nhiệm vụ cần thiết. Kế hoạch và quy hoạch chủ yếu là những công cụ có tính hànhchính, thường chỉ là tập hợp của các mục tiêu định lượng có tính duy ý chí mà trongnhiều trường hợp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau.1Vì không tìm thấy một văn bản chiến lược và chính sách tổng thể về chính sách côngnghiệp của Việt Nam nên bài viết này xuất phát từ một số quan niệm về chính sách côngnghiệp hiện đang được sử dụng phổ biến để soi rọi vào các nguồn thông tin chính thốngphân tán, từ đó tạo dựng lại hình ảnh về những mục tiêu, các bộ phận cấu thành, nhữngđặc trưng, và công cụ của chính sách công nghiệp ở Việt Nam.Quan niệm chính sách công nghiệp trên thế giới đã thay đổi nhiều theo thời gian. Cho đếnnhững năm 1980, chính sách công nghiệp vẫn được xem như là sự tác động trực tiếp vàcó mục tiêu của chính phủ - phổ biến nhất là thông qua bảo hộ và trợ cấp - nhằm pháttriển một số ngành, sản phẩm, hay hoạt động công nghiệp cá biệt (Chang 1994, Nolan2007). Quan niệm chính sách công nghiệp này còn được gọi là quan niệm truyền thốnghay quan niệm hẹp. Trên thực tế, quan niệm này không chỉ được áp dụng ở Nhật Bảntrong thời kỳ sau Đại chiến Thế giới thứ II, Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn 19601 Xem thêm phần “Hoạch định chính sách kinh tế ở Việt Nam” trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh ViệtNam do Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thựchiện năm 2010, tr. 69-70. 2– 1970, hay ở các nước châu Mỹ - Latinh cho đến tận những năm 1980, mà còn được ápdụng từ trước đó rất lâu ở Mỹ hồi cuối thế kỷ 18, ở Đức giữa thế kỷ 19, và ở Châu Âutrong thời kỳ bám đuổi để bắt kịp kinh tế Anh (xem Chang 2002, Lall 2006, Cimoli,Dosi, Nelson, và Stiglitz 2009).Từ những năm 1980 trở đi, quan niệm truyền thống về chính sách công nghiệp vấp phảinhiều sự chỉ trích, thậm chí chống đối gay gắt. Trên phương diện học thuật, sự thịnh hànhcủa kinh tế học tân cổ điển cổ vũ cho laissez-faire, đồng thời các nghiên cứu thực nghiệmcũng ngày càng cho thấy tác dụng hạn chế của chính sách công nghiệp truyền thống (xemRodrik 1995, Pack và Saggi 2006). Đồng thời, quá trình tự do hóa ngày một tăng tốcthông qua sự nở rộ của các hiệp ước thương mại song phương, vùng, và đa phương, trongđó không thể không kể đến WTO, đã hạn chế đáng kể phạm vi, mức độ, và công cụ canthiệp trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quốc gia đang phát triển hoàn toàn bị “tróichân trói tay” mà chỉ có nghĩa là các sự can thiệp của nhà nước cần được thực hiện theocách thức khác trước. Cụ thể là các biện pháp can thiệp trực tiếp theo chiều dọc (hay theongành) sẽ bị hạn chế hơn, và do vậy dần được thay thế bằng các biện pháp tác động giántiếp theo chiều ngang.2 Chí ...

Tài liệu được xem nhiều: