Danh mục

Đề tài HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.94 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các tài liệu nghiên cứu gần đây đã đề cập nhiều đến nội dung, bước đi và yêu cầu thời đại của quá trình công nghiệp hóa đất nước. Riêng vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường, thì hiện đại hóa, hay nói cách khác hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại là như thế nào, và cần khai thác những đặc điểm tương đồng gì giữa việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc hiện đại hóa thị trường Việt Nam, vẫn còn ít được đề...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài "HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA"HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆNĐẠI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨALÊ XUÂN ĐÌNHCác tài liệu nghiên cứu gần đây đã đề cập nhiều đến nội dung, bước đi và yêu cầuthời đại của quá trình công nghiệp hóa đất nước. Riêng vấn đề phát triển nền kinhtế thị trường, thì hiện đại hóa, hay nói cách khác hướng tới nền kinh tế thị trườnghiện đại là như thế nào, và cần khai thác những đặc điểm tương đồng gì giữa việcxây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc hiện đạihóa thị trường Việt Nam, vẫn còn ít được đề cập.1 – Hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường hiện đạiHiện đại hóa (modelisation) đã được tiếp cận rất khác nhau qua các giai đoạn phát triểncủa lịch sử. Hiểu theo nghĩa rộng và phổ biến nhất hiện nay, hiện đại hóa là quá trình giảiphóng sức sản xuất, giải phóng con người khỏi nghèo nàn, lạc hậu, áp bức, bất công, là sựphát triển nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của con người, bảo đảmsự phát triển toàn diện các cá nhân, là sự phát triển của xã hội, sự giàu mạnh và thịnhvượng của quốc gia. Theo cách tiếp cận đó, khái niệm hiện đại hóa bao hàm một nộidung rất rộng lớn, thể hiện toàn bộ mục tiêu phát triển của nền kinh tế – xã hội, trong đócông nghiệp hóa là phương tiện, công cụ của hiện đại hóa và cũng là nội dung cơ bản củahiện đại hóa.Hiện đại hóa đã được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và côngnghệ từ rất lâu. Hiện đại hóa nền kinh tế – xã hội đã xuất hiện như một phạm trù triết họcở châu Âu vào cuối những năm 50 đầu những năm 60(1)của thế kỷ XX.Thuật ngữ hiện đại hóa lần đầu tiên được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII(năm 1996). Tuy nhiên, những nội dung của quá trình hiện đại hóa với các mức độ khácnhau trong lịch sử Việt Nam thì đã diễn ra từ rất lâu. Nhìn lại lịch sử, việc tiếp nhận vàđồng hóa chữ Hán thành chữ Hán – Nôm (sử dụng chữ Hán trên nền phát âm của ngườiViệt); việc sử dụng chữ cái la-tinh trên nền phiên âm và phát âm tiếng Việt thành chữquốc ngữ từ thế kỷ thứ XVIII; phong trào duy tân đầu thế kỷ XX… và nhiều sự kiện lịchsử đánh dấu việc ông cha ta tiếp thu kiến thức, thành tựu kỹ thuật từ nước ngoài (như tơlụa, dệt vải, đóng tàu thuyền…) là những nội dung của hiện đại hóa trong từng thời kỳ,hoàn cảnh lịch sử khác nhau.Vài thập niên cuối của thế kỷ XX, nhận thức của Đảng đã có nhiều thay đổi về mô hìnhchủ nghĩa xã hội hiện thực. Nhưng bước ngoặt quan trọng nhất về tư duy nhận thức làviệc từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay chúng ta hầu như đã thốngnhất quan điểm rằng, kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển lực lượng sản xuấtcủa xã hội loài người.Kinh tế thị trường là phương thức vận hành nền kinh tế, là phương tiện để đạt tới mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; trong đó, quá trìnhphân phối tài nguyên, lao động và lợi ích vật chất đều dựa trên cơ sở các quan hệ cungcầu thị trường và do các quy luật của trao đổi và lưu thông hàng hóa (quy luật của thịtrường) chi phối. Kinh tế thị trường là một loại phương thức tổ chức vận hành kinh tế –xã hội, nói theo cách thông thường, nó là một thể chế vận hành nền kinh tế, mà quy luậtxuyên suốt của kinh tế thị trường là quy luật giá trị. Xét về mặt lịch sử phát triển của kinhtế thị trường, nhiều quan niệm cho rằng, có giai đoạn của kinh tế thị trường chưa pháttriển và kinh tế thị trường phát triển cao. Ngoài ra, kinh tế thị trường còn được phân biệttùy theo bản chất của sự điều tiết của nhà nước, nghĩa là bản chất chính trị của nhà nước,có kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Mỗi quốcgia thường lựa chọn cho mình một mô hình kinh tế, tuy vẫn dựa trên sự vận hành chungcủa các quy luật thị trường, nhưng các mối quan hệ tương tác giữa nhà nước, chính phủ,thể chế chính trị với các nhóm lợi ích trong xã hội thì rất khác nhau.Nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đấtnước ta đã xác định: đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh tiến trình công nghiệphóa, hiện đại hóa; mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại. Khái niệm hiện đại ở đây thể hiện sự bắt kịp các thành tựukhoa học và công nghệ tiên tiến nhất của nhân loại, sự tiếp nhận một cách tối ưu nhữngthành tựu hiện đại (tại thời điểm đánh giá) của khoa học, kỹ thuật và công nghệ của loàingười. Điều đó thể hiện ở chỗ, từ Đại hội IX Đảng ta đã xác định: “Con đường côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bướctuần tự, vừa có bước nhảy vọt…”. Vậy cụ thể phải thực hiện từng bước đi như thế nào,khâu nào phải tiến hành tuần tự, khâu nào thì có thể “đi tắt đón đầu”… thì hầu như cònnhiều nội dung chưa được đề cập một cách sâu sắc.Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng đã đề ra những mục tiêu cụ thểvề việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những mụctiêu, nhiệm vụ cụ thể đó tiếp tục được nhấn mạnh tại Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hànhTrung ương lần thứ 6 (khóa X) về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa.Trước thực tế hiện nay là ngoài việc định hướng xã hội chủ nghĩa cho kinh tế thị trường ởnước ta, thì nền kinh tế quốc dân và thể chế kinh tế thị trường đang chịu sự tác động củahai lực kéo:Thứ nhất, đó là thể chế kinh tế thị trường quốc tế với một hệ thống các luật quốc tế, cáccông ước, các cam kết, các hiệp định, định chế trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mạithế giới (WTO). Việt Nam đã cam kết và không thể có cách nào khác ngoài việc thựchiện những lộ trình tự do hóa thương mại, kể cả song phương và đa phương, với WTO.Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những luật chơi chung của WTO, còn nhiều vấnđề khác nước ta cũng đang ph ...

Tài liệu được xem nhiều: