Danh mục

Đề tài: Luật hợp đồng thương mại quốc tế

Số trang: 24      Loại file: docx      Dung lượng: 61.67 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nền kinh tế nước ta sau bao nhiêu năm bị kìm kẹp dưới sự trói buộc của kiểu quản lý tập trung bao cấp, cuối cùng cũng được giải phóng bắt đầu từ chính sách Đổi Mới thời điểm năm 1986. Đã gần ba thập kỷ qua đi, Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Cà phê, điều, gạo, hồ tiêu, dầu thô, thủy sản,… Cùng nhiều mặt hàng khác đã có mặt ở nhiều nơi trên mặt địa cầu. Việc này khiến thế giới biết đến chúng ta với cương vị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Luật hợp đồng thương mại quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta sau bao nhiêu năm bị kìm kẹp dưới sự trói buộc của kiểu quản lý tập trung bao cấp, cuối cùng cũng được giải phóng bắt đ ầu t ừ chính sách Đ ổi Mới thời điểm năm 1986. Đã gần ba thập kỷ qua đi, Việt Nam đã có nhiều b ước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Cà phê, điều, gạo, hồ tiêu, dầu thô, thủy sản,… Cùng nhiều mặt hàng khác đã có mặt ở nhiều n ơi trên mặt địa cầu. Việc này khiến thế giới biết đến chúng ta với cương vị của một nền kinh tế mới nổi, đang trên đà phát triển mạnh mẽ thay vì một Việt Nam với đầy khói bụi, bom đạn và những tàn tích khác của chiến tranh. Đó là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, để tham gia sân chơi thương mại đầy tính cạnh tranh với các quốc gia khác, Việt Nam không chỉ cần những sản phẩm tốt, thị trường đầy tiềm năng và những doanh nhân lấy chữ “tín” làm đầu. Chúng ta còn cần phải không ngừng học hỏi các vận hành thị trường thương mại quốc tế, và cần thiết nhất Việt Nam cần tập dần thói quen hành xử theo luật pháp, điều mà chúng ta có vẻ vẫn còn lạc nhịp so với phần còn lại của thế giới. Trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế chúng ta cần có các công cụ pháp lý để điều chỉnh, đó là các hợp đồng thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần làm trong bối cảnh hiện nay. Như ta đã được biết, cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại được ký và kết và thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại quốc tế lại có phạm vi rộng hơn và thường tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Trong đề tài tiểu luận này, nhóm sẽ tập trung đi sâu vào luật áp dụng, quá trình lựa chọn luật áp dụng cũng như thời điểm lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành, nhưng tiểu luận có thể vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Vì vậy nhóm thực hiện mong muốn nhận được những lời phê bình, nhận xét từ phía giảng viên hướng dẫn. 1. Luật áp dụng – Chức năng luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế 1.1. Tìm hiểu về luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng phát triển đã khẳng định được vai trò quan trọng của hợp đồng thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, khi các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng tấp nập và cùng với sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), thì các quan hệ phát sinh từ các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp. Sự khác nhau về môi trường kinh doanh, phong tục tập quán, khoảng cách địa lý và ngôn ngữ đã làm cho các bên tham gia kí kết hợp đồng thương mại quốc tế gặp khó khăn trong việc tìm hi ểu pháp luật của phía đối tác. Vì vậy, việc xác định luật áp dụng cho hợp đồng cũng nh ư để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế sẽ gặp khó khăn. Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vi ệt Nam cũng như góp phần đưa hệ thống pháp luật Việt Nam tiến gần hơn các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới, nên việc xác định luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế là điều cần thiết.1 Nói đến cơ sở pháp lý của hợp đồng chính là nói đến pháp luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. Như chúng ta đã biết, cơ sở pháp lý của hợp đồng được kí kết và thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khi đó cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế có phạm vi rộng hơn và thông thường phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bên. Luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc t ế mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đ ồng thương mại quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp)2. Vấn đề đặt ra ở đây là trong số các nguồn nói trên thì nguồn nào được chọn để áp dụng cho hợp đồng, nguồn luật nào được chọn khi có tranh chấp xảy ra? 1 Bành Quốc Tuấn, Xác định luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, [2010], Số 04, tr. 29-33 2 http://vietship.vn/showthread.php?t=5516 Pháp luật hợp đồng thương mại của các nước quy định trong quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng (lex voluntaties). Việc này sẽ tạo điều kiện cho các bên trong việc áp dụng luật để điều chỉnh khi có tranh chấp xảy ra. Vì không ai hiểu hợp đồng bằng chính các bên tham gia hợp đồng. 1.2. Thông lệ về chọn luật áp dụng Các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng đ ược thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 20 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồng quốc tế đ ều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đều được Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra. Công ước Rome 1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng và Quy tắc Rome I cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ. Nguyên tắc này được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Điều 769 của Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS). 3 Người Việt Nam trong một thời gian dài không có chữ viết riêng, phải vay mượn chữ tàu rồi đọc chệch sang phiên âm Hán Việt, phần lớn dân chúng l ại không bi ết ch ữ làm cho việc hiểu biết và vận dụng hợp đồng phụ thuộc vào số í ...

Tài liệu được xem nhiều: