Danh mục

Đề tài: LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.11 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ hai vấn đề: 1/ Sự hình thành và phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lý tưởng ấy phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của toàn thể dân tộc, trở thành ngọn cờ tập hợp, kết nối quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất đấu tranh vì lợi ích chung; 2/Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nó đã được nâng lên một chất lượng mới, trở thành phương thức,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM " Nghiên cứu triết họcĐề tài: LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM  LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAMNGUYỄN ĐÌNH HOÀ (*)Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ hai vấn đề: 1/ Sự hìnhthành và phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lý tưởng ấy phùhợp với nhu cầu, nguyện vọng của toàn thể dân tộc, trở thành ngọn cờ tậphợp, kết nối quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất đấu tranh vì lợiích chung; 2/Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị truyền thống quý báu củadân tộc Việt Nam, nó đã được nâng lên một chất lượng mới, trở thànhphương thức, động lực cơ bản để thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Theotác giả, Việt Nam đã và đang chứng minh cho ý nghĩa to lớn của đại đoàn kếtdân tộc với tính cách một giá trị văn hoá trong tiến trình phát triển.Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam, có thể nói, hiếm có một dân tộc nào trênthế giới phải chịu nhiều khổ đau nhưng cũng rất kiên cường như dân tộc này.Ước mơ được sống trong một xã hội tốt đẹp, trong đó không còn áp bức, bấtcông, các giá trị người được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế... là khát vọngcháy bỏng và hoàn toàn chính đáng của những thế hệ người Việt Nam. Ngọnlửa Cách mạng Tháng Mười từ nước Nga Xô viết được Nguyễn Ái Quốc - HồChí Minh đón nhận đã thắp sáng trong trái tim, khối óc nhân dân Việt Nammột niềm tin mãnh liệt - niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, động viên họkiên trì phấn đấu nhằm từng bước hiện thực hoá lý tưởng ấy trong cuộc sống.Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới hai vấn đề: lý tưởng xã hội chủnghĩa với tính cách ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đạiđoàn kết toàn dân tộc là một phương thức thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam.1. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa - ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dântộc.Cho đến những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, Việt Nam vẫn còn làmột nước thuộc địa nửa phong kiến, nằm dưới sự bảo hộ của thực dânPháp. Trong tình cảnh một cổ hai tròng, nhân dân Việt Nam đã bị áp bứcnặng nề về mặt chính trị, bị bóc lột thậm tệ về mặt kinh tế, chịu vô vàn đauđớn cả về mặt tinh thần lẫn thể xác. Do vậy, họ luôn mơ ước được sống mộtcuộc sống tốt đẹp hơn, không có áp bức, bất công. Ở khắp mọi nơi, từ Bắc,Trung cho đến Nam kỳ, từ miền xuôi đến miền ngược, những người dânnghèo đã vùng dậy và tập hợp dưới ngọn cờ của những nhà nho, những sĩ phuyêu nước để đấu tranh thực hiện mơ ước ấy. Tuy nhiên, do nhiều nguyênnhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn vàlực lượng không được tổ chức một cách chặt chẽ, những cuộc khởi nghĩa vàphong trào yêu nước ấy đều bị dìm trong biển máu.Với lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, với những kinh nghiệm thực tiễnphong phú được đúc kết trong suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước vàđặc biệt, được soi rọi bởi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạngTháng Mười, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sau này được Tổ chứcvăn hoá và phát triển (UNESCO) của Liên hợp quốc tôn vinh là danh nhânvăn hoá thế giới, đã tìm ra con đường cần phải đi cho cách mạng Việt Nam:con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định rằng, muốn cứu nước và giảiphóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vôsản, con đường Cách mạng Tháng Mười. Từ sự nhận thức đúng đắn và khoahọc về quy luật vận động, phát triển tất yếu của lịch sử, Hồ Chí Minh đ ã nỗlực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, hướng cách mạng ViệtNam vượt qua ý thức hệ phong kiến và tư sản, vận động và phát triển theoquỹ đạo của cách mạng xã hội chủ nghĩa; ươm trồng trong lòng những ngườidân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề - những người cùng khổ dưới chế độcũ niềm tin sâu sắc và mãnh liệt vào lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa cộng sảnvới những giá trị đích thực: dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, không có ápbức, bóc lột...Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sinh thời, Hồ Chí Minh từngkhẳng định rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thểgiải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tựdo, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc và toànthể loài người trên trái đất; rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản mới có thể xoá bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa t ư bản,thực hiện được sự giải phóng hoàn toàn và triệt để cho quần chúng cần lao,tiến tới tự do, dân chủ, công bằng và bình đẳng cho con người và loài người.Chủ nghĩa xã hội là một xã hội văn hoá cao, tiến bộ và văn minh, ở đó, khôngcòn sự bất công cũng như tình trạng người bóc lột người; có nền kinh tế,chính trị, văn hoá - xã hội phát triển theo hướng nhân văn; con người thực sựđược tự do và có cơ hội phát triển các giá trị người. Sự giải thích của Hồ ChíMinh về chủ nghĩa xã hội rất giản dị nhưng vẫn mang tính khái quát, sâu sắcmà ai cũng có thể cảm nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: