Danh mục

Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC NGUYỄN VĂN SƠN

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.68 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày một cách khái quát vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững. Trên cơ sở phân tích một số nét tích cực và hạn chế của nguồn nhân lực nước ta hiện nay cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, tác giả đã đề xuất và luận chứng một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Cụ thể là: 1/ Đẩy mạnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC NGUYỄN VĂN SƠN " Nghiên cứu triết họcĐề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC NGUYỄN VĂN SƠN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆPCÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC VÀ PHÁT TRIỂNKINH TẾ TRI THỨC NGUYỄN VĂN SƠN (*)Bài viết trình bày một cách khái quát vai trò của nguồn nhân lực đối với sựphát triển bền vững. Trên cơ sở phân tích một số nét tích cực và hạn chế củanguồn nhân lực nước ta hiện nay cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, tác giả đãđề xuất và luận chứng một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất l ượngnguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước và phát triển kinh tế tri thức. Cụ thể l à: 1/ Đẩy mạnh giáo dục và đàotạo; 2/ Nâng cao thể lực cho con người; 3/ Khai thác và sử dụng hợp lý nguồnnhân lực; 4/ Tăng cường công tác dự báo nguồn nhân lực; 5/ Xây dựng chínhsách tiền lương hợp lý.Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của nhân dân ta dưới sựlãnh đạo của Đảng trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn,từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và ổn định, đời sống của nhân dân cũng từng bước được cảithiện, bộ mặt của xã hội đã có những thay đổi đáng kể. Một trong những tiềnđề để tạo ra sự thành công đó là Đảng ta đã đánh giá đúng vị trí và vai trò củaviệc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế tri thức đáp ứng nhucầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.Ngày nay, sự ứng dụng ngày càng rộng rãi những thành tựu của khoa học vàcông nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đã làm năng suất lao động tăngnhanh. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ dù có sức mạnh thế nào cũng khôngthể thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Nguồn nhân lực vẫn đóng một vaitrò quan trọng, quyết định quá trình sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế– xã hội. Thế giới đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế dựa vào sự giàu cócủa các nguồn tài nguyên sang kinh tế tri thức. Trong bối cảnh như vậy, nguồnlực con người càng trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển nhanh và bềnvững. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ và chiến lược pháttriển kinh tế – xã hội của Đảng đã chỉ rõ: con người là nguồn lực quan trọngnhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, quyết định sự hưng thịnh của đất nước.Tại Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải thực hiện mộtcách có hiệu quả chiến lược phát triển con người. Tiếp tục thực hiện đường lốiđúng đắn và khoa học đó, Đại hội lần thứ X của Đảng xác định một trongnhững nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ nay đếnnăm 2010 là “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng y êu cầu công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức”(1).1. Vai trò quyết định của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoáHiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thứcchỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụnghiệu quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảmbảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con người, đặc biệt lànguồn nhân lực có chất lượng cao. Điều này được khẳng định dựa trên nhữngcơ sở sau:Thứ nhất, các nguồn lực khác (ngoại trừ nguồn nhân lực), xét về mặt số lượngvà trữ lượng, có thể là rất phong phú, dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụngkhông hợp lý thì đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở nên cạn kiệt. Khi ấy, nềnkinh tế vốn cơ bản dựa vào nguồn lực này sẽ gặp khó khăn, nếu không nói là bịđe doạ. Trái lại, nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ, chất xám th ì luônsinh sôi và phát triển không ngừng. Xét trên bình diện xã hội, có thể khẳngđịnh nguồn lực con người là vô tận và do vậy, là nguồn lực cơ bản của sự pháttriển bền vững. Đây là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với cácnguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức.Thứ hai, nếu trước đây, một trong những nguy ên nhân chủ yếu ngăn cản tốc độtăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước là do tình trạng nghèo nàn về cơsở vật chất, sự thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu nhấtđược xác định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của conngười.Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo sự phát triển mạnhmẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cùng với đólà quá trình toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các nướcđang phát triển c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: