Đề tài "Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay" được thực hiện nhằm giới thiệu nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi đến với bạn bè khắp đất nước, đồng thời góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay
1
MỞ ĐÂU
̀
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn xưa đến nay, việc dựng vợ gả chồng luôn được coi là một
trong những việc quan trọng nhất của đời người. Người xưa quan niệm rằng
vợ chồng có hạnh phúc với nhau đến đầu bạc răng long hay không, có sinh
sôi con đàn cháu đống hay không, một phần chính là nhờ vào phong tục
cưới hỏi được thực hiện đúng cách.
Nói đến hôn nhân và tập tục cưới hỏi thì ta có thể liên tưởng ngay đến
những thủ tục thời xưa mà bất kỳ người Việt nào cũng phải tuân thủ, nhất là
dưới thời phong kiến. Có thể nói thời đó tập tục dựng vợ gả chồng được
thực hiện rất nghiêm khắc con cái hầu như phải tuyệt đối nghe theo lời cha
mẹ, cha mẹ đặt đâu thì con phải ngồi đấy. Thậm chí có người ngay từ khi
còn nằm trong bụng mẹ đã được định đoạt chuyện hôn nhân.
Lễ cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị dân tộc. Để
phong tục tập quán có một nền gốc, quy cửu vững vàng, người xưa đã đặt ra
nghi lễ hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình
cảm yêu đương cao quý cùng sự chung thủy vẹn nghĩa trọn tình còn có mục
đích là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng
con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong
đời sống.
Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng với sự lớn mạnh không
ngừng của nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha
mẹ không còn quyết định chuyện hôn nhân của con cái mà chính con cái phải
tự đưa ra quyết định trong việc lựa chọn tìm hiểu và kết duyên với người sẽ
sống đời ở kiếp với mình. Các nghi lễ vì thế mà cũng đơn giản hơn. Thay vì
phải tuân thủ rất nhiều nghi lễ trước khi cưới như: Lễ chạm ngõ, Lễ xin dâu,
2
Lễ ăn hỏi, Lễ đính hôn, Lễ vấn danh, Lễ nạp tài và sau khi cưới lại có Lễ lại
mặt, Lễ cheo thì bây giờ chỉ còn lại những lễ chính như Lễ chạm ngõ, Lễ ăn
hỏi và Lễ cưới.
Tuy nhiên dù tuân theo nghi lễ xưa hay nay thì người Việt Nam đều rất
coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống về sau. Chính vì thế mà các bậc làm
cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kỹ lưỡng trong
việc chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ, chọn phòng cưới… tất cả phải được
chuẩn bị chu đáo để lễ cưới diễn ra suôn sẻ và đặt biệt là đạt được mong
ước về một cuộc sống hôn nhân bền vững, thịnh vượng và con cháu đề
huềvề sau.
Hơn ngàn năm dưới ách đô hộ, hôn lễ ở Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh
hưởng nặng nề văn hóa Trung Hoa về sau dần dà đã cải thiện theo phong tục
tập quán và văn hóa riêng của dân tộc ta. Hôn lễ ở Việt Nam từ đây thiên về
xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai gái hơn là chuyện cấu kết thông gia
cũng không nặng nề, tín ngưỡng, câu nệ và phép tắc.
Cây có cội nước có nguồn người có ông bà tổ tiên, việc tìm hiểu
phong tục tập quán của người xưa là điều cần thiết, tục lệ cưới gả của
người xưa là một nét văn hóa độc đáo của Dân tộc đã góp phần củng cố gia
đình bền vững, làm nền tảng vững chắc cho xã hội.
Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát tình hình thực tế, đồng thời
nghiên cứu tập tục chung của dân tộc trong việc cưới hỏi. Từ đó có những đề
xuất có thể vận dụng được vào lễ cưới ngày nay, viêc t
̣ ổ chức một đám cưới
vừa đơn giản nhưng không kém phần sang trọng, vừa hợp túi tiền trong thời
kỳ bão giá nhưng mang lại ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời, vẫn giữ được nét
đẹp văn hóa dân tộc và chấp hành đúng những định hướng trong chỉ thị của
nhà nước và trên hết là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nghi lễ trong các đám cưới hỏi xưa và nay nhằm
giới thiệu nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi đến với bạn bè khắp đất nước,
đồng thời góp thêm tư liệu nghiên cứu khi tìm hiểu đến phong tục cưới hỏi.
Đề tài đưa ra những thông tin tổng hợp phản ánh tình hình thực tế về
việc tổ chức đám cưới ngày nay. Cung cấp một cái nhìn khái quát về quá trình
hình thành và thay đổi lễ tục trong đời sống xã hội. Những nội dung này
nhằm giúp tạo nên một nhận thức khách quan thúc đẩy việc thực hiện các
nghi thức vừa mang tính kế thừa vừa mang tính đổi mới phù hợp với thời đại.
Đề tài tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu trình tự các bước trong nghi lễ
cưới hỏi. Những điều khác biệt giữa đám cưới xưa và nay.
Nghiên cứu thực trạng còn tồn tại những kiêng kỵ trong lễ cưới hỏi.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị văn hoá trong các nghi
lễ cưới hỏi, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt Nam nói chung đã được ghi chép,
nghiên cứu trong nhiều công trình như cuốn Thọ Mai Gia Lễ của tác giả Tuý
Lang Nguyễn Văn Toàn – Nhà xuất bản Lao Động, Công trình nghiên cứu
khoa học “Tập tục cưới, tang ở Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp” của
Thạc sỹ Trần Quang Thanh, Thạc sỹ Bùi Văn Tiếng – năm 1999.
Hay chúng ta có thể tìm đọc được các ghi chép, nghiên cứu này trong
các sách viết về văn hoá, phong tục tập quán Việt Nam.
Việt Nam phong tục nghi lễ dựng vợ gả chồng theo phong tục
người Việt – giử gìn bản sắc văn hóa Việt – NXB Hồng Đức.
4
̣ ̣
Viêt Nam phong tuc – Phan Kê Binh – NXB Thanh phô Hô Chi Minh
́ ́ ̀ ́ ̀ ́
– 1990
̃ ưa va nay – Pham Côn S
Gia lê x ̀ ̣ ơn – NXB Thanh Niên – 1999
Văn hóa phong tục – Hoàng Quốc Hải – NXB Văn Hoa Thông Tin –
́
2000
Tục cưới hỏi – Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo – NXB Văn Hoá
Thông Tin Hà Nội – ...