Danh mục

Đề tài nghiên cứu khoa học: Hứng thú học tập đối với các môn học của học sinh THPT

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.05 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hứng thú học tập đối với các môn học của học sinh THPT ĐẶC ĐIỂM HỨNG THÚ ĐỐI VỚI CÁC MÔN HỌC CỦA HỌC SINH THPT Sinh viên: Đinh Thị Sao, Phùng Thị Sơn, Trịnh Thị Hồng Thúy Lớp: QH-2009- S Sư phạm Vật lý Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa1. Lý do lựa chọn đề tài Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trongquá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạtđộng đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảmthấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sứcquan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả họctập của các em. Bàn về thực trạng học tập của học sinh Trung học phổ thông (THPT) hiện nay, bên cạnhnhững học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các emkhông thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, khôngthích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nóiriêng và chất lượng giáo dục ở bậc THPT nói chung. Và đặc biết đối với lứa tuổi THPT –lứa tuổiđang chuẩn bị bước vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời là thi đại học thì việc mất hứng thúhọc tập làm cho các em mất động lực học tập, điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của cácem. Với tất cả những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Hứng thú họctập đối với các môn học của học sinh THPT”.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh THPT đối với các môn học. Từ đó,tìm ra mối quan hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinhTHPT; góp phần xây dựng những phương pháp gây hứng thú học tập đối với các môn học chohọc sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm hứng thú học tập đối với các môn học của học sinh THPT.- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trong trường THPT chuyên ở Hà Nội và trường THPT không chuyên ở Nam Định.- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Phạm Văn Nghị (Yên Cường - Ý Yên - Nam Định) và học sinh trường THPT Chuyên Khoa học Tự Nhiên (182 Lương Thế Vinh - Thanh Xuân - Hà Nội).4. Khái niệm cơ bản4.1. Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối vớicuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bềrộng và chiều sâu của hứng thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức,tăng sức làm việc. [1] Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa của hứng thú học tập: hứng thúhọc tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút vềmặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá nhân.4.2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động.Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tíchcực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảmgiác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơnvào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lạikết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứngthú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêucực[2].4.3. Khái niệm động cơ Trong tâm lý học có nhiều cách lý giải khác nhau về động cơ.- Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các xung năng tính dục.- Theo thuyết hành vi: Đưa ra mô hình “kính thích - phản ứng”, coi kích thích là nguồn gốc tạo ra phản ứng - là động cơ.- Theo J. Piaget: Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó.- Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì được gọi là động cơ hoạt động. Một hoạt động của con người có thể chịu sự chi phối của nhiều động cơ khác nhau, trong đó có những động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu. Những động cơ này nằm trong những mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hoàn cảnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: