Danh mục

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa biến chứng của bệnh lý lao ruột tại bệnh viện Việt Đức

Số trang: 25      Loại file: doc      Dung lượng: 359.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa biến chứng của bệnh lý lao ruột tại bệnh viện Việt Đức nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh của lao ruột có biến chứng; chiến thuật xử trí và đánh giá kết quả điều trị lao ruột có biến chứng tại bệnh viện Việt Đức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa biến chứng của bệnh lý lao ruột tại bệnh viện Việt Đức 1 Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa biến chứng của bệnh lý lao ruột tại bệnh viện Việt Đức 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Hiệp hội chống lao quốc tế và Tổ chức y tế th ế gi ới (WHO), tổng số người bị nhiễm lao hiện nay khoảng 2 tỷ chiếm gần 1/3 dân số thế giới và có trên 20 triệu người đã bị bệnh, mỗi năm có thêm kho ảng 10 triệu trường hợp lao mới và hơn 3 triệu bệnh nhân tử vong, chiếm 25% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân [51], [174]. Việt nam đứng th ứ 12 trong số 22 nước có bệnh lao trầm trọng nhất thế giới s ố ng ười t ử vong do bệnh lao ước chừng 20.000 người mỗi năm [1], [61], [132]. Lao ruột là một nhiễm khuẩn đường tiêu hoá đặc hiệu gây ra do trực khuẩn lao có thể gây biến chứng như tắc ruột, viêm phúc m ạc, xu ất huyết tiêu hoá nặng, rò [1], [13], [52], [92], [163]. Trong chẩn đoán rất khó phân biệt lao ruột với bệnh lý đại tràng như viêm mạn tính hoặc tổn thương ác tính hoặc phân biệt với Crohn trong lao tiểu tràng [1], [12], [13], [118]. Điều trị ngoại khoa chỉ định cho các trường hợp điều trị nội khoa thất bại hoặc khi có các biến chứng. Thời điểm ch ỉ định đi ều trị ph ẫu thuật, lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho từng trường hợp cụ th ể còn là vấn đề được bàn luận và nghiên cứu [5], [12], [13], [45], [66]. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị ngoại khoa biến chứng của bệnh lý lao ru ột tại bệnh vi ện Việt Đức” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn th ương gi ải phẫu bệnh của lao ruột có biến chứng. 2. Chiến thuật xử trí và đánh giá kết quả điều trị lao ru ột có biến chứng tại bệnh viện Việt Đức. 3 Tính cấp thiết của đề tài: Do hiện nay số bệnh nhân mắc lao trên thế giới tăng nên các thể lao ngoài phổi, trong đó có lao ruột cũng tăng. Tuy nhiên có rất ít các công trình nghiên cứu sâu về lao ruột trên thế giới cũng như ở Việt nam, đặc biệt là lao ruột có biến chứng. Vì chẩn đoán khó khăn cũng như thái độ xử trí không phù hợp nên tỷ lệ mắc và tử vong cao có thể tới 40% [111], [132], [141] [161]. Do đó việc nghiên cứu đặc điểm lao ruột có bi ến chứng là cần thiết và có tính khoa học cùng ý nghĩa th ực tiễn giúp chẩn đoán bệnh chính xác, can thiệp điều trị phẫu thuật có hi ệu qu ả giúp nâng cao chất lượng điều trị bệnh. Ngoài ra lao ruột có bi ến ch ứng cũng là th ể loại bệnh hiếm gặp nên nghiên cứu sẽ đóng góp số liệu tương đối hoàn chỉnh về bệnh hiện nay tại Việt nam. Những đóng góp mới của luận án: - Xác định các biểu hiện lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của lao ru ột có biến chứng cũng như hình ảnh giải phẫu bệnh. - Đưa ra chiến thuật xử trí phù hợp trong điều trị ngoại khoa, giúp nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh nhân này. Bố cục luận án: Luận án có 121 trang gồm: mở đầu (2 trang), chương 1. Tổng quan tài liệu (33 trang), chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (1 6 trang), chương 3. Kết quả nghiên cứu (29 trang), chương 4. Bàn luận (38 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang). Có 44 bảng, 9 biểu đồ, 52 hình ảnh. Tài liệu tham khảo: Có 186 tài liệu tham kh ảo (ti ếng Vi ệt 27, ti ếng Anh 133, tiếng Pháp 26). 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Biến chứng tắc ruột: Biến chứng phổ biến nhất của lao ruột là tắc ruột, có th ể bi ểu hiện cấp tính hoặc bán cấp tính. Theo Sharma M.P và Makanjuola D bi ến chứng TR chiếm tỷ lệ từ 20% đến trên 40% các trường h ợp LR [102], [135]. Ở Ấn Độ nơi tỷ lệ BN mắc lao cao trên th ế giới TR do lao chi ếm tới 20% TR nói chung (139). 1.2. Biến chứng viêm phúc mạc: Bệnh xuất hiện sau quá trình đau âm ỉ kéo dài, cũng có khi biểu hiện cấp tính nên dễ nhầm với VFM do VRT, thủng dạ dày. Viêm phúc mạc xảy ra do nguyên nhân thủng ruột hoặc có thể từ hoại tử hạch mạc treo [109], [143].Theo Tahir I, VFM chiếm 20% LR CBC [142 ]. Ở Ấn Đ ộ VFM do lao chiếm tới 9% các loại VFM (139). 1.3. Biến chứng xuất huyết tiêu hoá: Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá là do tổn thương lao loét vào mạch máu của mạc treo. Thăm trực tràng có máu đỏ theo tay, đôi khi th ấy loét sùi ở phần thấp [154], [173]. Singh V thống kê 30% trường hợp lao đ ại tràng có biến chứng XHTH, trong đó 13% biến chứng chảy máu nặng [136], tương tự kết quả của Sharma M.P và Makanjuola D [102], [135]. 1.4. Biến chứng rò: Biến chứng rò chiếm tỷ lệ của Cengiz là 12,5%. Biểu hiện biến chứng rò chủ yếu dưới 3 dạng: rò ra ngoài, rò vào tạng lân cận và rò đường tiêu hoá. 5 + Rò ra ngoài: mủ, dịch tiêu hoá rò ra ngoài ở các vị trí hay gặp là thành bụng, lưng. + Rò vào tạng lân cận: sang bàng quang, âm đạo. + Rò vào đường tiêu hoá: dò đại tràng – tá tràng [10], [12], [14]. 1.5.Kém hấp thu: Nguyên nhân gây ra tình trạng ruột kém hấp thu do ruột giảm nhu động gây nên hội chứng ứ đọng kéo dài (stagnant loop syndrome). Ngoài ra cũng do quá trình loét tiến triển làm cho bề mặt ruột giảm ch ức năng h ấp thu. Xét nghiệm phân thấy tình trạng loạn khuẩn đường ruột (intestinal bacterial overgrowth), dịch mật tự do ở tá tràng. Tandon H.D [145] nghiên cứu các trường hợp LR biến chứng kém hấp thu thấy 53% có loạn khuẩn, 62,6% có dịch mật tá tràng. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng chọn vào nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân được xác định là lao ruột (dựa trên kết quả xét nghiệm mô học bệnh phẩm phẫu thuật), có biến chứng l ớn h ơn 16 tuổi được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 1/1/2004 đến 30/5/ 2009. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng có can thiệp (TNLS 1 nhóm), k ết h ợp h ồi c ứu và tiến cứu. 2.2.2. Cỡ mẫu ngh ...

Tài liệu được xem nhiều: