Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Số trang: 68
Loại file: doc
Dung lượng: 4.62 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài "Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam" được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng và tìm hiểu các tiềm năng phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm, khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bắt nhịp cùng sự đổi mới đất nước hơn 20 năm qua ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại hình du lịch sinh thái đang được chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác nhau để tạo nên một sức hút mới cho ngành du lịch. Nước ta có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và đặc biệt nước ta có tới tám khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, nằm ở khắp các miền của tổ quốc. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm thuộc địa phận xã Tân Hiệp thành phố Hội An Quảng Nam, là nơi vẫn còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ của một vùng biển đảo, với nhiều tiềm năng có thể đẩy mạnh phát triển du lịch. Quần đảo Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông với tổng diện tích khoảng 15km2. Hiện nay thì tại Cù Lao Chàm hai đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là các rạn san hô và loài cua đá đặc hữu của vùng. Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh thái đáy, nước biển và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác. Với đặc thù riêng của mình Cù Lao Chàm được định hướng khai thác du lịch song song với việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và nâng cao đời sống trên đảo. Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là hướng đi chính để Cù Lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh học. Các hình thức du lịch được khai thác tại Cù Lao Chàm hiện nay chủ yếu là ngắm san hô trên những con tàu đáy kính hoặc khám phá theo hình thức lặn biển, cắm lều trại và mô hình Homestay (du lịch tại nhà). Với hình thức Homestay, khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống dân dã với Xem thêm tài liệu tại: Libreofficevn .com 1 những sinh hoạt văn hoá và phương thức đánh bắt trên biển truyền thống của dân địa phương... Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của Cù Lao Chàm trong những năm qua vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Vì vậy mà việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cù Lao Chàm là hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tiển trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù Lao Chàm TP. Hội An – Quảng Nam” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển du lịch nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động đến môi trường nói riêng. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Tìm hiểu các tiềm năng để phát triển du lịch đem lại lợi ích cho cộngđồng địa phương từ hoạt động du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm. Dựa trên những kết quả thu được từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao những lợi ích này. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Cộng đồng địa phương. Khách du lịch. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát thực trạng và tìm hiểu các tiềm năng phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm. Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế văn hóa – xã hội. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm điều chỉnh các hoạt động du lịch, góp phần thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững. Xem thêm tài liệu tại: Libreofficevn .com 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA DU LỊCH Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch. Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì công việc hay vì mục đích khác mà ngoài mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến. [1] Ngoài ra theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966) thì du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh tế đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. [10] Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một cách c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bắt nhịp cùng sự đổi mới đất nước hơn 20 năm qua ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại hình du lịch sinh thái đang được chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác nhau để tạo nên một sức hút mới cho ngành du lịch. Nước ta có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và đặc biệt nước ta có tới tám khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, nằm ở khắp các miền của tổ quốc. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm thuộc địa phận xã Tân Hiệp thành phố Hội An Quảng Nam, là nơi vẫn còn lưu giữ nhiều nét hoang sơ của một vùng biển đảo, với nhiều tiềm năng có thể đẩy mạnh phát triển du lịch. Quần đảo Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông với tổng diện tích khoảng 15km2. Hiện nay thì tại Cù Lao Chàm hai đối tượng được lựa chọn bảo vệ đặc biệt là các rạn san hô và loài cua đá đặc hữu của vùng. Sự lựa chọn này rất có ý nghĩa bởi bảo vệ cua đá cũng chính là bảo vệ hệ sinh thái rừng liền kề biển, bảo vệ san hô cũng là bảo vệ hệ sinh thái đáy, nước biển và các nguồn lợi thuỷ hải sản khác. Với đặc thù riêng của mình Cù Lao Chàm được định hướng khai thác du lịch song song với việc bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch bền vững để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và nâng cao đời sống trên đảo. Phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo tồn thiên nhiên được xem là hướng đi chính để Cù Lao Chàm vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn đa dạng sinh học. Các hình thức du lịch được khai thác tại Cù Lao Chàm hiện nay chủ yếu là ngắm san hô trên những con tàu đáy kính hoặc khám phá theo hình thức lặn biển, cắm lều trại và mô hình Homestay (du lịch tại nhà). Với hình thức Homestay, khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm cuộc sống dân dã với Xem thêm tài liệu tại: Libreofficevn .com 1 những sinh hoạt văn hoá và phương thức đánh bắt trên biển truyền thống của dân địa phương... Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch của Cù Lao Chàm trong những năm qua vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình. Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Vì vậy mà việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cù Lao Chàm là hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực tiển trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất giải pháp du lịch sinh thái bền vững tại xã đảo Cù Lao Chàm TP. Hội An – Quảng Nam” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển du lịch nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động đến môi trường nói riêng. 2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Tìm hiểu các tiềm năng để phát triển du lịch đem lại lợi ích cho cộngđồng địa phương từ hoạt động du lịch sinh thái tại quần đảo Cù Lao Chàm. Dựa trên những kết quả thu được từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao những lợi ích này. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Cộng đồng địa phương. Khách du lịch. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Khảo sát thực trạng và tìm hiểu các tiềm năng phát triển du lịch tại Cù Lao Chàm. Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế văn hóa – xã hội. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm điều chỉnh các hoạt động du lịch, góp phần thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững. Xem thêm tài liệu tại: Libreofficevn .com 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA DU LỊCH Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch. Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì công việc hay vì mục đích khác mà ngoài mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến. [1] Ngoài ra theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966) thì du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh tế đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. [10] Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một cách c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu Cù Lao Chàm Tiềm năng phát triển Cù Lao Chàm Du lịch Cù Lao Chàm Du lịch sinh thái bền vững Đảo Cù Lao Chàm Phát triển du lịch sinh tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
14 trang 71 0 0
-
98 trang 49 0 0
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên
5 trang 48 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) từ quan điểm của nhiều bên liên quan
8 trang 45 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
4 trang 38 1 0 -
Ứng dụng FAHP trong đánh giá hiệu quả quản lý du lịch sinh thái tại tỉnh Hòa Bình
9 trang 30 0 0 -
Phát triển du lịch sinh thái trên cao nguyên đá đồng văn: Phần 1
96 trang 29 0 0 -
Phát huy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
4 trang 29 0 0 -
19 trang 27 0 0
-
146 trang 26 0 0