Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay trình bày nội dung về: Cơ sở lý luận và tổng quan; nguyên nhân và biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc; mô hình quản lý nghệ sĩ của công ty giải trí Hàn Quốc,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài nghiên cứu: Vấn đề trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc hiện nayVẤN ĐỀ TRẦM CẢM Ở NGHỆ SĨ HÀN QUỐC HIỆN NAY DẪN LUẬN1. Lý do chọn đề tài Hàn Quốc là một đất nước có nền công nghiệp giải trí phát triểnnhất Châu Á hiện nay. Tại quốc gia này, hàng năm có rất nhiều ngôisao, nghệ sĩ được ra mắt trước công chúng và gặt hái được nhiềuthành công trên cả hai lĩnh vực là âm nhạc và điện ảnh. Thế nhưng,sau ánh hào quang trên sân khấu thì những người nghệ sĩ phải chịuđủ mọi áp lực từ công ty quản lý đến công chúng dẫn đến mắc bệnhtrầm cảm ở ngôi sao, nghệ sĩ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm đang là nguyênnhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tàn tật trên toàn cầu, ảnh hưởng đếnkhoảng 332 triệu người. Từng ngày, từng giờ trên thế giới nói chung vàHàn Quốc nói riêng đều có người mắc phải, nhất là những người nổitiếng, ngôi sao, nghệ sĩ. Đối với họ, công ty giải trí là nơi bắt đầu đammê, theo đuổi sự nghiệp của mình, các công ty cần có một mô hìnhquản lý nghệ sĩ phù hợp để họ có thể phát triển toàn diện tài năng củabản thân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, họ cũng là nguồn nănglượng, chỗ dựa tinh thần tiếp thêm sức mạnh cho thần tượng khi họđứng trên sân khấu. Họ nên quan tâm, chăm sóc và chú ý cảm xúc,tâm trạng của nghệ sĩ nhiều hơn, không nên tạo quá nhiều áp lực chocác nghệ sĩ để họ có tinh thần thoải mái, toàn tâm phát triển sự nghiệpvà giảm thiểu số lượng nghệ sĩ, ngôi sao mắc bệnh trầm cảm ở HànQuốc xuống mức thấp nhất. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề trầm cảm ởnghệ sĩ Hàn Quốc hiện nay”. Để mọi người có thể thấy được mặt tốicủa nền giải trí Hàn Quốc và mức độ ảnh hưởng của căn bệnh trầmcảm đối với tâm sinh lý của nghệ sĩ, ngôi sao. Thông qua đó, mỗingười chúng ta hãy tập lắng nghe, thấu hiểu thần tượng của mình, vìủng hộ của mỗi cá nhân chính là sức mạnh, động lực để nghệ sĩ pháttriển, tiếp tục cống hiến những sản phẩm giải trí tốt nhất cho xã hội.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm lý giải nguyên nhân và biểuhiện của căn bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc trong thời đại nềncông nghiệp giải trí đang ngày càng phát triển như hiện nay. Thôngqua nghiên cứu, chúng tôi cũng đồng thời làm rõ cách thức quản lýcủa những công ty giải trí đã tác động như thế nào đến lối sống và suynghĩ của nghệ sĩ mà họ quản lý. Từ những tác động đó đề ra phươngpháp quản lý nghệ sĩ tốt nhất cho các công ty. Từ mục đích trên, chúng tôi đề ra các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ Hàn Quốc và biểu hiện của nó trong thời đại giải trí ngày càng phát triển hiện nay. 2. Phân tích và giải thích cách thức quản lý ngôi sao, thần tượng của những công ty giải trí hàng đầu Hàn Quốc và tác động của nó đến tâm sinh lý của nghệ sĩ. 3. Qua việc nhận diện, phân tích và giải thích cách thức quản lý ngôi sao, thần tượng nào đã tác động đến nghệ sĩ trong thời đại đỉnh cao của nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc, chúng tôi bước đầu lý giải hiện tượng này dưới góc độ lý thuyết nhằm tìm ra được mô hình quản lý các ngôi sao, nghệ sĩ phù hợp nhất, đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn3.1 Ý nghĩa khoa họcĐề tài tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở nghệ sĩ HànQuốc và biểu hiện của nó trong thời đại giải trí ngày càng phát triểnhiện nay góp phần cung cấp thêm nguồn luận cứ khoa học trong việcbổ sung cho những lý thuyết mà đề tài sử dụng. 3.2 Ý nghĩa thực tiễnNội dung của đề tài sẽ là nguồn thông tin hữu ích để mọi người hiểuthêm về căn bệnh trầm cảm và có cái nhìn thấu đáo hơn về các nghệsĩ, ngôi sao Hàn Quốc, người đang phải đối mặt với nguy cơ mắcbệnh trầm cảm trong nền giải trí khắc nghiệt để nhằm tìm kiếm mộtgiải pháp giúp nghệ sĩ thoát khỏi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũngnhư giảm thiểu các ca bệnh ở nền giải trí Hàn Quốc. Từ đó, đề tài sẽcung cấp một cái nhìn mới cho các công ty giải trí về việc quản lý,chăm sóc ngôi sao, nghệ sĩ của mình sao cho phù hợp nhất trong thờiđại hiện nay.4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài các ngôi sao, nghệ sĩ hoạt động trênlĩnh vực âm nhạc trong tình trạng đã, đang mắc bênh trầm cảm vànhững nghệ sĩ có những triệu chứng bệnh lý của căn bệnh. 4.2 Khách thể nghiên cứuChúng tôi chọn các nghệ sĩ đang hoạt động trong công ty giải trí lớn ởHàn Quốc là SM Entertainment vì đây là công ty giải trí từng có ngôisao mắc bệnh trầm cảm (Kim Jong Hyun – ca sĩ nhóm nhạc Shineecủa SM do mắc bệnh trầm mà dẫn đến tự sát vào năm 2017). 4.3 Phạm vi nghiên cứuChúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là Hàn Quốc, vì những lý do sau:- Hàn Quốc là một quốc gia tạo dựng được nền giải trí chuyên nghiệp,sôi động bậc nhất ở Châu Á. Hàng năm, nền công nghiệp này tuyển rấtnhiều thực tập viên để đào tạo thành ca sĩ, nhóm nhạc thần ...