Danh mục

ĐỀ TÀI : PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC CẦU VIỆN NHẬT BẢN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.62 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cầu viện Nhật Bản nhằm cứu nước, giải phóng dân tộc là hoạt động sôi nổi nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu. Đề tài góp phần làm sáng tỏ chủ trương, nội dung, quá trình thực hiện và kết quả cầu viện Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu. Qua đó làm sáng tỏ hơn về một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Đồng thời đưa ra cái nhìn khách quan đối với con đường cứu nước cũng như các hoạt động cứu nước mà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐỀ TÀI : PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC CẦU VIỆN NHẬT BẢN Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC CẦU VIỆN NHẬT BẢN PHAN BOI CHAU WITH ASKING FOR HELPING FROM JAPAN SVTH: Trần Thị Minh Lệ Lớp 07SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Giang Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Cầu viện Nhật Bản nhằm cứu nước, giải phóng dân tộc là hoạt động sôi nổi nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chí sĩ Phan Bội Châu. Đề tài góp phần làm sáng tỏ chủ trương, nội dung, quá trình thực hiện và kết quả cầu viện Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX của Phan Bội Châu. Qua đó làm sáng tỏ hơn về một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Đồng thời đưa ra cái nhìn khách quan đối với con đường cứu nước cũng như các hoạt động cứu nước mà ông đã chọn. ABSTRACT Asking for helping from Japan to save the country and liberate t he nationality is the most exciting activity of the strong willed-patriotic scholar – Phan Boi Chau in the revolutionary stage. The main purpose of the report is to study Phan Boi Chau’s the guid elines, the content of the implementing process and the results of asking for helping from Japan in the early twentieth century. Moreover it also makes clearer about a developing stage of our national history. Simultaneously, it contributes the objective views to Phan Boi Chau and his chosen path as well. 1. Mở đầu Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn của nước ta đầu thế kỷ XX. Ông đã đề xướng ra chủ trương cầu viện Nhật Bản để cứu nước giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. Xoay quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khen chê khác nhau, các cuộc tranh luận khoa học đã và sẽ còn tiếp tục để đưa ra một nhận định khách quan nhất, đúng đắn nhất về Phan Bội Châu. Xuất phát từ nhiệm vụ của một sinh viên và cả sự say mê mong muốn tìm tòi, nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu sắc một vấn đề của lịch sử cận đại Việt Nam, được sự động viên, giúp đỡ của thầy cô và các bạn, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu một hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu: “Phan Bội Châu với việc cầu viện Nhật Bản”. Qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho riêng bản thân mình và cả những ai quan tâm những kết quả mới về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, chúng tôi cũng cố gắng đưa ra những nhận định của riêng mình về chủ trương cầu viện Nhật Bản của ông. 2. Nội dung 2.1. Chƣơng 1 PHAN BỘI CHÂU VỚI VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC HỘI DUY TÂN 2.1.1. Tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX a. Hoàn cảnh nước ta đầu thế kỷ XX Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914). Những tác động của nó đã làm xã hội Việt Nam lung 270 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 lay đến tận nền tảng. Chính sách chuyên chế về về chính trị mà Pháp cho thi hành ở nuớc ta càng làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Trong hoàn cảnh đó yêu cầu khách quan là phải tìm ra con đường giải phóng dân tộc. b. Những ảnh hưởng bên ngoài tác động vào Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Các biến cố lớn ở châu Á như Mậu Tuất chính biến ở Trung Quốc (1898), sự hùng cường của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị và chiến thắng đế quốc Nga trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã tác động đến Việt Nam đầu thế kỷ XX, thu hút các sĩ phu Việt Nam hướng về nước Nhật. Các tân thư tân báo quảng bá tư tưởng dân chủ tư sản được truyền vào nước ta ngày càng nhiều. Giới sĩ phu tiến bộ thức thời đã đón nhận trào lưu tư tưởng mới này và khởi xướng nên con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Một đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu. 2.1.2. Vận động thành lập tổ chức hội Duy Tân của Phan Bội Châu a. Vài nét về Phan Bội Châu Phan Bội Châu (1867 - 1940) còn có tên là Phan Văn San, tự Sào Nam, quê ở Nam Đàn, Nghệ An. Từ nhỏ nổi tiếng là “thần đồng xứ Nghệ”, lớn lên ông ấp ủ ý chí cứu nước, cứu dân. Được đào tạo từ nền Nho học truyền thống, đồng thời tiếp thu trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã quyết định tìm kiếm một con đường cứu nước khác với các vị cách mạng tiền bối. Năm 1900 Phan Bội Châu đỗ giải nguyên. Danh tiếng của một khoa bảng cộng với khát khao tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc hội tụ trong một con người và sự nghiệp cách mạng của ông chính thức từ đây bắt đầu. Phan Bội Châu b. Quá trình vận động thành lập hội Duy Tân Trải qua một thời gian dài chuẩn bị tư tưởng và tìm hướng đi cho mình. Năm 1900, Phan Bội Châu cùng các đồng chí đề ra chương trình hành động cho tổ chức bí mật “khởi nghĩa quân”, là tiền thân của hội Duy Tân sau này. Từ năm 1902 - 1904 Phan Bội Châu ra Bắc vào Nam tìm kiếm đồng chí. Tháng 4 năm 1904, tại nhà Tiểu La ở Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng 20 đồng chí lập nên một đảng bí mật. Đến năm 1906 cương lĩnh của Hội được văn bản hóa, tổ chức chính thức lấy tên là “Duy Tân hội”. Hội tôn Cường Để là cháu đích tôn sáu đời của vua Gia Long lên làm minh chủ và Phan Bội Châu làm hội trưởng hội Duy Tân. Tôn chỉ của Hội là đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng một nước Phan Bội Châu và Cường Để Việt Nam mới. 271 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 c. Hội Duy Tân với chủ trương cầu viện Nhật Bản Một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của Hội là xuất dương cầu viện. Trên cơ sở xác định ...

Tài liệu được xem nhiều: