Danh mục

Đề tài: Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ bán lẻ và đánh giá tác động của những cam kết này với dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam như thế nào

Số trang: 17      Loại file: doc      Dung lượng: 118.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO trong đó có dịch vụ bán lẻ vì vậy ngành phân phối bán lẻ của Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài: "Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ bán lẻ và đánh giá tác động của những cam kết này với dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam như thế nào". Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Phân tích cam kết của Việt Nam với WTO về dịch vụ bán lẻ và đánh giá tác động của những cam kết này với dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam như thế nào Đề tài: Phân tích cam kết của VN với WTO về dịch vụ bán lẻ và đánh giá tác động  của những cam kết này với dịch vụ bán lẻ ở VN như thế nào. Chương 1: Phân tích cam kết của VN với WTO về dịch vụ bán lẻ. 1.1. Nội dung cam kết của Việt Nam đối với ngành dịch vụ bán lẻ khi gia  nhập WTO: Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành của dịch vụ phân phối bao gồm: 1) Dịch vụ đại lý hoa hồng; 2) Dịch vụ bán buôn; 3) Dịch vụ bán lẻ; 4) Cấp phép; 5) Các dịch vụ khác Bán lẻ là hoạt động có nghiệp vụ chủ yếu là bán hàng hóa cùng các dịch vụ kèm  theo cho người tiêu dùng cuối cùng, đó là tiêu dùng cá nhân và gia đình, tiêu dùng  không mang tính kinh doanh. Cơ  sở bán lẻ  là các hình thức tổ  chức kinh doanh dịch vụ bán lẻ  cố  định, với các  loại hình doanh nghiệp thương mại bán lẻ hoặc điểm bán lẻ. Các loại hình cơ sở  bán lẻ chủ yếu gồm: Trung tâm mua sắm, đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bách hóa,   cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng đồ  hiệu, cửa hàng giá rẻ,   cửa hàng tạp hóa, chợ, trung tâm phân phối, trung tâm tiêu thụ của nhà sản xuất… Có hai loại nhà bán lẻ chính là các nhà bán lẻ qua chợ, cửa hàng và các nhà bán lẻ  không qua cửa hàng.  Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các pân ngành dịch vụ phân phối  theo phân loại của WTO, trong đó có dịch vụ  bán lẻ  (bao gồm cả  hoạt động bán  hàng đa cấp) vì vậy ngành phân phối bán lẻ của Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động   từ quá trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Nội dung cam kết của Việt Nam đối với ngành dịch vụ bán lẻ khi gia nhập WTO:        1.1.1.  Các mặt hàng nước ngoài được phép phân phối tại Việt Nam:     Theo nội dung cam kết, nhà phân phối nước ngoài chịu hạn chế về diện mặt hàng  được phép phân phối tại Việt Nam. Hạn chế này có thể được chia thành 2 danh mục:  danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài và danh mục các mặt hàng hạn chế có lộ trình. Danh mục các mặt hàng hạn chế lâu dài Là danh mục được quy định tại mục “các biện pháp áp dụng cho toàn bộ phân  ngành trong dịch vụ phân phối”, bao gồm thuốc lá và xì gà, báo và tạp chí, vật phẩm đã  ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ và dầu đã qua chế biến, gạo,  1 đường mía và đường củ cải. Đây là các mặt hàng nhạy cảm mà Chính phủ Việt Nam  chưa có ý định cho nước ngoài tham gia phân phối tại Việt Nam. Việt Nam mở cửa các  dịch vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các  mặt hàng sau đây:  ­ Thuốc lá và xì gà;  ­ Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình;  ­ Kim loại quý và đá quý;  ­ Dược phẩm;  ­ Thuốc nổ;  ­ Dầu thô và dầu đã qua chế biến;  ­ Gạo, đường mía và đường củ cải.  Đối với các sản phẩm trên, Việt Nam có thể dành quyền phân phối cho các  doanh nghiệp trong nước, tức là các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài  (được thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO) có thể sẽ không được quyền phân  phối các sản phẩm này. Phạm vi chính xác (theo mã phân loại HS của biểu thuế quan)  của các mặt hàng này được quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ­BTM của Bộ  Thương mại. Các nhà phân phối nước ngoài không được phép làm đại lý hoa hồng,  bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền đối với tất cả các mặt hàng thuộc danh mục này.  Ngoài ra, họ không được bán các mặt hàng này thông qua các cơ sở đã thiết lập tại  Việt Nam như liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và không được  phép bán các mặt hàng này qua mạng. Danh mục các mặt hàng hạn chế có lộ trình  Gồm các mặt hàng được quy định tại cột hạn chế về tiếp cận thị trường mà nhà  phân phối nước ngoài, cụ thể là doanh nghiệp có  vốn đầu tư nước ngoài, không được  phép phân phối tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi Việt  Nam gia nhập WTO. Danh mục này bao gồm xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay),  giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn,  rượu và phân bón. Theo như cam kết trong dịch vụ phân phối, đến năm 2010, danh  mục này sẽ được bãi bỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép  phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu vào Việt Nam  (ngoại trừ các mặt hàng thuộc danh mục hạn chế lâu dài). Một điểm cần lưu ý là danh  mục này không ápdụng đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại. Điều này có nghĩa  là nhà phân phối nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ nhượng quyền cho tất cả  các mặt hàng thuộc danh mục hạn chế có lộ trình. 2 Từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ  được phân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ) máy kéo,  phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy.  Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phân  phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào  Việt Nam.  1.1.2. Phân phối qua mạng hoặc dưới các hình thức thương mại điện tử  khác:  Khi gia nhập vào WTO, ta cũng cam kết cho phép bán hàng qua mạng từ nước  ngoài vào Việt Nam – 1 hình thức cung cấp hàng qua biên giới. Phương thức này có  thể thực hiện dưới dạng mua, bán hàng hóa qua mạng hoặc đặt hàng qua thư. Tuy  nhiên, với phương thức này, ta chỉ cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài  được bán các loại hàng hóa sau: ­ Các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân. ­ Các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc   vì mục đích thương mại. ­ Đối với các sản phẩm khác, việc bán hàng qua mạng phải tuân thủ các quy định   hiện hành của pháp luật Việt Nam. Phân phối qua mạng hoặc các hình thức thương mại điện tử  khác được coi là  cung  ...

Tài liệu được xem nhiều: