Danh mục

Đề tài: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC MANG ĐẦY ĐỦ THÀNH QUẢ LÝ LUẬN CỦA TIÊU CHÍ THỜI ĐẠI

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khi kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sáng tạo nên quan điểm phát triển mới – quan điểm phát triển khoa học. Quan điểm phát triển khoa học chứa đựng nội hàm phong phú và sâu sắc: lấy dân làm gốc, phát triển toàn diện, hài hoà và lâu dài. Nó xoay quanh chủ đề cơ bản – phát triển, trả lời cho những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng: tại sao phải phát triển và phát triển như thế nào....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: " QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC MANG ĐẦY ĐỦ THÀNH QUẢ LÝ LUẬN CỦA TIÊU CHÍ THỜI ĐẠI " Nghiên cứu triết học Đề tài: QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC MANG ĐẦY ĐỦ THÀNH QUẢ LÝ LUẬN CỦA TIÊU CHÍ THỜI ĐẠI QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC MANG ĐẦY ĐỦ THÀNH QUẢ LÝ LUẬN CỦA TIÊU CHÍ THỜI ĐẠI (*) TRIỆU PHONG KỲ Trong khi kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sáng tạo nên quan điểm phát triển mới – quan điểm phát triển khoa học. Quan điểm phát triển khoa học chứa đựng nội hàm phong phú và sâu sắc: lấy dân làm gốc, phát triển toàn diện, hài hoà và lâu dài. Nó xoay quanh chủ đề cơ bản – phát triển, trả lời cho những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng: tại sao phải phát triển và phát triển như thế nào. Theo đó, quan điểm phát triển khoa học lấy dân làm gốc là bước tiến trọng đại của lý luận phát triển, là thành quả lý luận mang tính đặc trưng của thời đại. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang tự suy xét lại hành trình trước đây và hoạch định chiến lược phát triển cho mình; nhưng đằng sau mỗi một chiến lược phát triển, luôn có những lý luận khác nhau về phát triển để làm điểm tựa. Hiện nay, khi nhân dân Trung Quốc đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc để đưa ra một mốc phát triển lịch sử nhanh hơn và tốt hơn, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra chủ trương phải kiên trì việc lấy dân làm gốc; xây dựng quan điểm phát triển toàn diện, hài hoà, liên tục; xúc tiến việc phát triển toàn diện kinh tế, xã hội và con người. Đồng thời, nhấn mạnh việc quy hoạch phát triển th ành thị và nông thôn, quy hoạch phát triển vùng, phát triển kinh tế và xã hội, phát triển hài hoà giữa con người với thiên nhiên, giữa nhu cầu phát triển trong nước với mở cửa; từ đó, thúc đẩy tiến trình cải cách và phát triển đất nước. Quan điểm phát triển khoa học này là sự tổng kết sâu sắc kinh nghiệm thực tiễn qua công cuộc cải cách mở cửa và hiện đại hoá đất nước của Trung Quốc trong 25 năm qua, là hiện thực minh chứng sự tồn tại vững chắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là sản phẩm của tinh thần hiện thực, học hỏi thế giới, quan sát thế giới đương đại và những vấn đề phát triển của Trung Quốc bằng tầm nhìn thời đại và góc nhìn rộng mở, là thành quả lý luận quan trọng phản ánh và đáp ứng những yêu cầu thực sự phát triển thực tiễn hiện thực của Trung Quốc. Quan điểm phát triển khoa học này có nội hàm phong phú và sâu sắc, vừa có tính hướng ra hiện thực mạnh mẽ, vừa có tính khái quát cao, độ bao trùm rộng, thích ứng cao độ trong mọi lĩnh vực, mọi phương diện của đời sống xã hội Trung Quốc. Xây dựng và thực hiện quan điểm phát triển khoa học này có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc đối với việc thực hiện mục tiêu chiến lược đã đặt ra và đối với tương lai phát triển của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. 1. Sự phản tư lại chặng đường phát triển xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và sự tổng kết kinh nghiệm mới, kể từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, chính là cơ sở hiện thực lý giải đúng đắn cho quan điểm phát triển khoa học của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển của Trung Quốc đương đại không thể tách rời sự phát triển của thế giới. Vì vậy, xem xét thêm mối liên hệ giữa sự phát triển của thế giới với tiến trình lịch sử của lý luận phát triển đương đại là một công việc có ý nghĩa. Nhìn chung, các nước trên thế giới sau Đại chiến thế giới II đều có một con đường phát triển riêng của mình. Các nước tư bản phương Tây mong muốn phát triển, các quốc gia giành được độc lập sau thế chiến chưa phát triển đang mưu cầu phát triển, các quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa cũng không ngừng tìm tòi con đường phát triển cho chính mình. Cho dù chế độ xã hội không giống nhau, tình hình của mỗi nước cũng khác nhau, nhưng vấn đề phát triển và làm thế nào để phát triển dường như đã trở thành vấn đề chung đặt ra trước tất cả các nước. Sau khi Đại chiến thế giới II kết thúc, để thích ứng với đòi hỏi xây dựng lại, phục hồi và phát triển sau chiến tranh của các quốc gia và khu vực trên thế giới, các lý luận nghiên cứu phát triển cũng từ đó ra đời. Thuật ngữ “phát triển” trở thành chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học. Chỉ xét riêng về trường phái lý luận, đã có các trường phái phát triển thuần lý tính, trường phái tâm lý học, trường phái truyền thống, trường phái xã hội học, v.v.. Các ngành mới phát triển lại càng tầng tầng lớp lớp, ví dụ kinh tế học phát triển, chính trị học phát triển, xã hội học phát triển, chiến lược học phát triển, đạo đức học phát triển, mỹ học phát triển và lý luận phát triển tương lai học, v.v.. Các môn học khác nhau này, mặc dù có chuyên ngành nghiên cứu và điểm chú trọng không giống nhau, nhưng góc nhìn của chúng thì lại là một - đều tập trung ở “phát triển”. Trong các môn học phát triển và lý luận phát triển này, tiêu biểu là Lý luận giai đoạn phát triển kinh tế của Rostovian, Lý luận thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng bình quân của Barry Rosenstein và Lý luận nhu cầu cơ bản, Lý luận tăng trưởng công bằng. Trong lý luận phát triển của tương lai học và kinh tế học có Lý luận tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn đầu sau chiến tranh, Lý luận tăng trưởng có giới hạn của Câu lạc bộ Roma, Lý luận quá độ của Oliver và Lý luận chuyển đổi quyền lực của Alvin Toffler,… Nói tóm lại, nghiên cứu về lý luận phát triển đã thể hiện rất nhiều mặt phức tạp. Nhưng, chúng ta vẫn có thể dựa vào quỹ đạo phát triển của lịch sử để từ đó, nhận ra bối cảnh phát triển chung của lý luận phát triển đương đại. Nói một cách khái quát, nếu xét từ những dấu hiệu cơ bản của lý luận phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh thì về tổng thể, nó trải qua các quá trình tiến hoá của lịch sử, như đi từ “lý luận tăng trưởng kinh tế” đến “lý luận tăng trưởng có giới hạn”, rồi lần lượt đến “quan điểm phát triển tổng hợp”, “lý luận phát triển liên tục” và tồn tại song song với “quan điểm phát triển lấy con người làm trung tâm”. Trước tiên, ta hãy bàn về “lý luận t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: