Thông tin tài liệu:
Đề tài "Quặng đồng và quặng đồng ở Việt Nam, phương pháp chế biến để thu CuSO4 tinh thể
và Cu kim loại" trình bày các kiến thức về quặng đồng, phương pháp điều chế đồng từ quặng đồng, phương pháp điều chế CuSO4 tinh thể. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Quặng đồng và quặng đồng ở Việt Nam, phương pháp chế biến để thu CuSO4 tinh thể và Cu kim loại
Trường Đại học Bách Khoa
Khoa Công nghệ Hoá học
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
BỘ MÔN HOÁ HỌC VÔ CƠ
BK
TP HCM
CN XỬ LÝ KHOÁNG SẢN
ĐỀ TÀI:
Quặng đồng và quặng đồng ở Việt Nam
Phương pháp chế biến để thu CuSO4 tinh thể
và Cu kim loại
GV:Phan Đình Tuấn
: Bạch Hoài
Vươngơ2
Lớp: HC07VS
Tên SV: Nguyễn Xuân Phú
Mục lục
I. Quặng đồng
1. Sơ lược về kim loại đồng
2. Sơ lược về quặng đồng
3. Quặng đồng ở Việt Nam
a. Vùng tụ khoáng Sinh Quyền (Lào Cai)
b. Vùng tụ khoáng Bản Phúc (Sơn La)
c. Vùng tụ khoáng Vạn Sài (Sơn La)
d. Hai điểm quặng Hồng Thu và Quang Tân Trai (Lai Châu)
e. Điểm quặng Bản Giàng (Sơn La)
f. Vùng tụ khoáng đồng Suối Nùng (Quảng Ngãi)
4. Tình hình khai thác và sản xuất các sản phẩm đồng tại Việt Nam
a. Mỏ đồng Sinh Quyền
b. Mỏ đồng Bản Phúc
5. Vấn đề quặng thải và sản phẩm đi kèm
6. Vấn đề thuốc tuyển
7. Tình hình thị trường
II. Phương pháp điều chế đồng từ quặng đồng
1. Nguyên liệu
a. Quặng và tinh quặng đồng
b. Quặng và tinh quặng đồng ở Việt Nam
c. Phế liệu chứa đồng
2. Thực trạng khai thác và chế biến đồng
a. Công nghệ chế biến quặng đồng
b. Tình hình khai thác và sản xuất tại Việt Nam
3. Phương pháp thủy luyện đồng
a. Cơ sở lý thuyết
b. Thiết bị và công nghệ thủy luyện đồng
c. Các chỉ tiêu kinh tế và kĩ thuật
d. Phương hướng phát triển thủy luyện đồng
4. Các phương pháp tinh luyện đồng
a. Hỏa tinh luyện đồng
b. Điện phân luyện đồng
c. Phương hướng phát triển tinh luyện đồng
III. Phương pháp điều chế CuSO4 tinh thể.
1. Sơ lược về đồng sulfat
2. Phương pháp điều chế đồng sulfat tinh thể
1
IV. Kết luận
1
LỜI MỞ ĐẦU
I. QUẶNG ĐỒNG
1.Sơ lược về kim loại đồng
Đồng là một kim loại có màu vàng ánh đỏ, có độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao
(trong số các kim loại nguyên chất ở nhiệt độ phòng chỉ có bạc có độ dẫn điện cao
hơn). Đồng có lẽ là kim loại được con người sử dụng sớm nhất do các đồ đồng có
niên đại khoảng năm 8700 trước công nguyên (TCN) đã được tìm thấy. Ngoài việc tìm
thấy đồng trong các loại quặng khác nhau, người ta còn tìm thấy đồng ở dạng kim loại
(đồng tự nhiên) ở một nơi.
Đồng đã được ghi chép trong các tư liệu của một số nền văn minh cổ đại, và nó
có lịch sử sử dụng ít nhất là 10.000 năm. Hoa tai bằng đồng đã được tìm thấy ở miền
bắc Iraq có niên đại 8.700 năm TCN. Khoảng 5.000 năm TCN đã có những dấu hiệu
của việc luyện, nấu đồng, việc tinh chế đồng từ các ôxít đơn giản của đồng như
malachit hay azurit. Các dấu hiệu sớm nhất của việc sử dụng vàng chỉ xuất hiện vào
khoảng 4.000 năm TCN.
Người ta còn tìm thấy các đồ vật bằng đồng nguyên chất và đồng đỏ ở các thành
phố Sumeria có niên đại 3.000 năm TCN, và các đồ vật cổ đại của người Ai Cập bằng
đồng và hợp kim của đồng với thiếc cũng có niên đại tương tự. Trong một kim tự tháp,
một hệ thống hàn đồng đã được tìm thấy có niên đại 5.000 năm. Người Ai Cập đã phát
hiện ra rằng nếu thêm một lượng nhỏ thiếc vào sẽ làm cho kim loại trở nên dễ đúc hơn, vì
thế các hợp kim đồng đỏ đã được tìm thấy ở Ai Cập gần như là đồng thời cùng với đồng.
Việc sử dụng đồng ở Trung Hoa cổ đại có niên đại ít nhất là 2.000 năm TCN. Vào khoảng
1200 năm TCN những đồ đồng đỏ hoàn hảo đã được sản xuất ở Trung Quốc. Cũng lưu ý
rằng các số liệu ngày, tháng này chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh do đồng rất dễ
nấu chảy và được tái sử dụng. Tại châu Âu, Oetzi the Iceman, thi thể một người đàn ông
được bảo quản tốt có niên đại 3.200 TCN, đã được tìm thấy với chiếc rìu bịt đồng có độ
tinh khiết của đồng là 99,7%. Nồng độ cao của asen trong tóc của ông ta có lẽ là do ông đã
tham gi vào việc nấu đồng.
2
Việc sử dụng đồng đỏ đã phát triển trong thời đại của các nền văn minh được đặt
tên là thời đại đồ đồng hay thời đại đồng đỏ. Thời kỳ quá độ trong các khu vực nhất định
giữa thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ sắt được đặt tên là thời kỳ đồ đồng, với một số công
cụ bằng đồng có độ tinh khiết cao được sử dụng song song với các công cụ bằng đá.
Đồng thau, một hợp kim của đồng với kẽm, được biết đến từ thời kỳ Hy Lạp
nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi bởi người La Mã.
Đồng là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp. Xét về khối lượng tiêu thụ, đồng
xếp hàng thứ ba trong các kim loại, chỉ sau thép và nhôm. Do tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt,
độ bền khá cao nên đồng và hợp kim đồng được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện trong
các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra, đồng và hợp kim đồng còn được sử
dụng nhiều trong chế tạo máy, xây dựng, sản xuất điện cực,... Các hợp chất đồng như
đồng oxit, đồng sunfat, đồng oxyclorua...cũng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như
nông nghiệp, đóng tàu, bảo quản gỗ,...
2.Sơ lược về quặng đồng
Trong thiên nhiên, quặng đồng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như tinh thể,
cục, mẩu, tấm,... Về mặt hóa học, đồng tồn tại phổ biến nhất là ở quặng chứa đồng
có gốc sunfua, ngoài ra cũn ...