Đề tài: Thực trạng và Giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: "Thực trạng và Giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam" Đề tài Thực trạng và Giải pháp giảm thấtnghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu, nókhông loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay nướccó nền công nghiệp phát triển. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các mặt kinh tế,chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Những hậu quả mà nó gây ra không dễ gì khắcphục được trong một thời gian ngắn. Do vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc làm,ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, xuất phát từ một nước nghèo, có nền kinh tế kém phát triển,dân số tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua, thất nghiệp (đặc biệt là thất nghiệp ở khuvực thành thị) đang là một vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà hoạch định chínhsách cũng như sự lo lắng đối với từng người lao động. Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp giảm thấtnghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam” để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tàinhằm khái quát một số vấn đề lý luận về thất nghiệp, phân tích đánh giá thực trạng thấtnghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam (bằng cách sử dụng các phương pháp thống kêtoán, phân tích số liệu) và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệpở khu vực này. Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính: Phần thứ nhất: Ý nghĩa của việc giảm thất nghiệp ở thành thị Việt Nam. Phần thứ hai: Thực trạng thất nghiệp ở thành thị Việt Nam. Phần thứ ba: Giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam hiện nay. 1 PHẦN THỨ NHẤT: Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢM THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VIỆT NAM 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM a. Thất nghiệp - Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khimột số người trong độ tuổi lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việclàm ở mức lương thịnh hành”.(1) - Theo Giáo trình Kinh tế lao động - Trường đại học Kinh tế quốc dân: “Thấtnghiệp là sự mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất”. (2) b. Người thất nghiệp Tùy theo quan điểm nhận thức, mục đích hoàn cảnh của mỗi nước người ta cóthể đưa ra các khái niệm khác nhau về người thất nghiệp. Chẳng hạn: - Ở Nga: “Những người thất nghiệp được thừa nhận là những công dân có khảnăng lao động, không có việc làm và thu nhập; đã đăng ký ở các cơ quan dịch vụ việclàm với mục đích tìm kiếm những công việc thích hợp, đang đi tìm việc làm và sẵnsàng làm việc. Những công dân chưa đủ 16 tuổi và những người đã về hưu theo độtuổi thì không được công nhận là những người thất nghiệp”.(3) - Ở Mỹ: “Người thất nghiệp là những người không có việc làm trong tuần điềutra, mặc dù có khả năng làm việc, mong muốn tìm được việc làm trong vòng 4 tuần đãqua, có liên hệ với các trung tâm dịch vụ việc làm hoặc trực tiếp với người thuê laođộng”.(3) - Ở Anh: “Người thất nghiệp là những người không làm việc 1h nào trong vòng2 tuần điều tra”.(3) - Ở Cộng hoà Liên bang Đức: “Người thất nghiệp là người lao động tạm thờikhông có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện những công việc ngắn hạn”.(1) - Ở Thái lan: “Người thất nghiệp là người lao động không có việc làm, muốnlàm việc, có năng lực làm việc”.(1) - Tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Người thất nghiệp là người lao động khôngcó việc làm, không làm kể cả 1h trong tuần lễ điều tra đang đi tìm việc làm và có điềukiện là họ làm ngay”.(1) - Ở Việt nam (Bộ LĐTB&XH): “Người thất nghiệp là những người từ đủ 15tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không có việc làm trong tuần lễ điều tra vàtính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc(1) PGS. TS. Nguyễn Văn Định. Chương III: Bảo hiểm thất nghiệp. Giáo trình bảo hiểm. Nxb Thống kê. Hà Nội– 2005. Tr 81(2) PTS. Trần Xuân Cầu. Chương 17: Thất nghiệp. Giáo trình Kinh tế lao động. Nxb Giáo dục – 1998. Tr 273(3) Xem: Phạm Đức Chính. Vấn đề thất nghiệp và sự cần thiết phải hình thành bảo hiểm thất nghiệp ởViệt Nam. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Số 325. Tháng 6/2005. 2trong 4 tuần qua với các lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu… hoặctrong tuần lễ trước điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8h, muốn làm thêm nhưngkhông tìm được việc”. Có rất nhiều khái niệm về người thất nghiệp, nhung dù thế nào đi chăng nữa thìmột người lao động được coi là thất nghiệp phải thể hiện đầy đủ 4 đặc trưng sau: + Là người lao động + Có khả năng lao động + Đang không có việc làm + Đang đi tìm việc làm c. Tỷ lệ thất nghiệp - Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ phần tră ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ngân sách nhà nước chính sách nhà nước quy hoạch đô thị chống lạm phát phân bố việc làm báo cáo tốt nghiệp lao động và việc làmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 383 0 0 -
Đồ án: thiết kế hệ truyền động cơ cấu nâng hạ cầu trục
71 trang 257 0 0 -
Chỉ số chống chịu của các đô thị Việt Nam – Báo cáo chứng minh khái niệm
113 trang 254 0 0 -
51 trang 247 0 0
-
5 trang 228 0 0
-
Đề tài: Thực trạng ứng dụng hệ thống CRM trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và giải pháp
78 trang 207 0 0 -
46 trang 204 0 0
-
40 trang 200 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
103 trang 197 0 0 -
67 trang 193 2 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: ' Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng '
71 trang 184 0 0 -
43 trang 183 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: Công nghệ Anten
75 trang 179 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 179 0 0 -
Báo cáo thực tập : Quản lý chất thải rắn
37 trang 176 1 0 -
Báo cáo tốt nghiệp: 'Đồ Án Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Lái Xe Toyota Corolla'
66 trang 172 0 0 -
Báo cáo tốt nghiệp: Chuyển biến đời sống văn hóa tinh thần của người Chơ Ro ở Đồng Nai (1986 – 2016)
36 trang 169 0 0 -
76 trang 168 0 0
-
TTIỂU LUẬN ' CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC'
43 trang 161 0 0 -
200 trang 158 0 0